tâm sự của một trái tim đang rỉ máu
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang Chínhtâm sự của một trái tim đang rỉ máu I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 tâm sự của một trái tim đang rỉ máu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
gianggiangonline
Tập sự
gianggiangonline

Tên thật : huỳnh thị giang giang
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : KT 2083
Tuổi : 33
Tổng số bài gửi : 1
Cầm tinh con : Ngựa(Ngọ)
Điểm : 3
Birthday : 02/10/1990
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 30/05/2011
Đến từ : bình dương
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : nhân viên
Sở thích : mua sắm

tâm sự của một trái tim đang rỉ máu Empty
Bài gửiTiêu đề: tâm sự của một trái tim đang rỉ máu   tâm sự của một trái tim đang rỉ máu I_icon_minitimeTue Jul 05, 2011 3:31 pm

Cái cảm giác mất mát này đã làm anh thực sự đau đớn, anh bật khóc, những
giọt nước mắt mặn chát và cay nồng xộc lên sống mũi, tuôn sâu vào tận
từng thớ thịt trên cơ thể, đau và nhức, như hàng ngàn hàng vạn mũi kim
đâm, nhưng có mấy ai hiểu cho anh?
Buông tay em ra là sẽ không nắm
tay em nữa, cũng có nghĩa là mất đi chỗ dựa, như thế anh sẽ ngã, nhìn
anh ngã em có xót xa không? Buông tay em ra nghĩa là không còn có em, là
mất đi em, mất đi cái hơi thở của những ngày qua. Có lẽ sẽ chết trong
cái nỗi đau đang dày vò bản thân. Nếu anh chết em sẽ khóc chứ? Buông tay
em ra nghĩa là khi anh quay sang bên cạnh để tìm kiếm 1 bờ vai, 1 vòng
tay trong cái mùa đông giá rét này thì anh sẽ chỉ nhận được sự trống
trải và hơi lạnh mà thôi, em sẽ chạnh lòng khi a co ro chứ?
Buông
tay em ra là để em ra đi, em sẽ rời xa anh, không còn là của riêng anh,
sẽ không bao giờ được nhận cái linh thiêng mà con người ta gọi là tình
yêu của em nữa, em sẽ đem cho người khác đúng không? Từ bây giờ.... anh
sẽ học cách chịu đựng 1 mình, những nỗi đau, những trăn trở. Anh sẽ học
cách bước đi 1 mình, không có chỗ dựa nào cả. Anh sẽ học cách tự đứng
bằng đôi chân, bằng sức lực của chính anh. Sẽ lấy những khoảng cách ngắn
ngủi được bên em làm động lực, anh sẽ không cô độc trong những kí ức
đấy đâu. Sẽ có 1 ngày... em quay lại và nắm lấy đôi bàn tay anh chứ? Sẽ
có 1 ngày... em giật mình và em sẽ đuổi theo anh chứ? Sẽ có 1 ngày... em
nhận ra em không thể sống mà không có anh chứ?Sẽ có 1 ngày nào đó... em
hiểu rằng em đã làm tổn thương anh chứ? Khi đó em hãy tự nhủ với mình
rằng anh buông em ra để em đi tìm hạnh phúc thực sự của mình và anh đã
đau đớn biết chừng nào khi nhận ra rằng hạnh phúc ấy không ở nơi anh!
Anh biết mà, cái gì vốn không thuộc về mình thì sẽ chẳng bao giờ là của
mình cả, nhưng anh vẫn cố chấp nghĩ rằng mọi cố gắng của mình sẽ xoay
chuyển tất cả, anh ngu ngốc lắm mà. Hết rồi... hết thật rồi... tất cả đã
kết thúc như 1 giấc mơ thật dài vậy... Người ta nói trong mỗi con người
đều có 1 trái tim được chia làm nhiều phần, 1 phần để yêu thương và 1
phần nữa là để thù hận, và cũng bởi người ta đã quá yêu nhau nên mới thù
hận lẫn nhau... Phải chăng khi không thể có được tình yêu, người ta mới
thù hận để xoá nhoà cái gọi là thương yêu ??? Sợ lắm cái cảm giác phải
ghét 1 ai đó, nhưng vì quá yêu mà thế thì càng đáng sợ hơn...
Em sẽ
ghét anh chứ ? Sẽ căm ghét anh? Anh chẳng thể biết được nữa, anh đã rất
yêu em cơ mà, yêu hơn mọi thứ anh có, mà đúng hơn " EM LÀ TẤT CẢ NHỮNG
GÌ MÀ ANH CÓ"! Anh sợ rằng phải sống trong cái quay cuồng của hạnh phúc
hôm qua. Sợ lắm những đêm nhớ em, nước mắt lại ràn rụa lại choàng tỉnh
sau những cơn ác mộng về em. Sợ lắm khi mà đau đớn của anh hoà cùng với
nhớ thương, để mỗi lần nhớ thương vô vọng lại là 1 lần đau đớn đến xé
lòng.
Hạnh phúc là gió cứ phảng phất. Hạnh phúc là cỏ mềm xanh mướt
dưới chân ai đó. Anh sẽ nhớ bao nhiêu cái cảm giác ôm em trong lòng và
cảm nhận hơi ấm của em, nó làm anh mềm nhũn, làm anh tan chảy trong niềm
hân hoan rằng em đang là của anh, anh sẽ nhớ từng lời nói yêu thương và
ngọt ngào nơi em... Thế em có nhớ không? Tai sao lại cho người ta hy
vọng rồi lại tước đoạt? Tại sao lại cho người ta hạnh phúc rồi lại rời
bỏ hạnh phúc ấy khi mà nó chưa 1 lần trọn vẹn? Tại sao??? Tại sao??? tại
sao lại như vậy??? Hãy trả lời anh đi! Nói nữa nói mãi cũng chẳng bao
giờ biết được câu trả lời đâu... nhưng ít ra bây giờ anh cũng đã có đủ
can đảm để đối diện với chính mình rồi. Nhìn em buớc đi và ngửa mặt lên
trời cho nước mắt chảy ngược vào lòng nhé em... ANH ĐÃ BUÔNG TAY RỒI
ĐÓ,EM ĐI ĐI... Mình đã từng yêu nhau. Một thời sánh bước bên nhau,những
tưởng chừng sẽ là vĩnh cữu và không gì có thể chia cắt được.thế mà...
Những lời hứa hẹn chỉ như gió thoáng bay... Những lời yêu thương chỉ còn
là dĩ vãng.Tất cả chỉ là kỷ niệm, rồi buồn rồi hận thế nào thì cũng là
chia ly.

thoi trang tre em
quan ao tre em

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

tâm sự của một trái tim đang rỉ máu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tâm sự của một trái tim đang rỉ máu   tâm sự của một trái tim đang rỉ máu I_icon_minitimeMon Jan 29, 2018 10:02 am

ĐH Duy Tân nỗ lực với đào tạo nghiên cứu di sản, bảo tồn di sản
Đề xuất về việc liên kết mở chuyên ngành đào tạo Kiến trúc sư Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản của ĐH Duy Tân đã được nhiều chuyên gia quốc tế hết sức ủng hộ.
Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mêkông" do Viện Di sản Thế giới của UNESCO, ĐH Waseda (Nhật Bản) phối hợp với ĐH Silparkon Hoàng gia Thái Lan, Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn tổ chức.

Nâng cao chất lượng bảo tồn di sản

Khách mời của Hội thảo là các Bộ trưởng, các Giám đốc Viện Di sản, Giám đốc chương trình đào tạo cùng đại diện các nước có di sản văn hóa trong lưu vực sông Mêkông gồm Myanmar, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

ĐH Duy Tân nỗ lực với đào tạo nghiên cứu di sản, bảo tồn di sản - Ảnh 1.
TS.KTS. Lê Vĩnh An báo cáo tại Hội thảo Quốc tế

16 tham luận báo cáo tại Hội thảo đã nêu ra nhiều vấn đề quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản.


Dưới góc độ chuyên môn, các chuyên gia đã nhận định lại những nét đặc trưng riêng biệt của từng khu di sản và đề xuất chiến lược bảo tồn phù hợp, thiết lập chương trình liên kết quốc tế đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo tồn di sản kiến trúc, gia tăng lợi ích tài chính lâu dài cho các khu di sản và phát triển kinh tế địa phương nơi có di sản văn hoá gắn kết với du lịch.

TS. KTS.Lê Vĩnh An đã báo cáo tham luận "Giới thiệu về những nét đặc trưng của Quần thể Di tích Huế - Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam và định hướng phát triển du lịch trong tương lai". Báo cáo là kết quả của quá trình thẩm định Quần thể Di tích Huế trên góc độ chuyên môn với các giá trị tình cảm, giá trị văn hóa - lịch sử và khoa học công nghệ.

Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra các giải pháp để bảo tồn đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch tại Quần thể di tích Huế như kết nối hệ thống di sản vệ tinh; đa dạng hóa các loại hình du lịch như mua sắm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật…

Mở chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại VN

Việt Nam sở hữu khối lượng di sản văn hóa đồ sộ, trong đó riêng khu vực miền Trung là nơi quy tụ nhiều di sản như: Quần thể Di tích Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Di sản văn hóa Thành nhà Hồ, các di tích kiến trúc Đền Tháp Champa kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và các di sản vệ tinh khác như kiến trúc nhà ở truyền thống, đình làng, đền, chùa,...

Di sản miền Trung là chuỗi kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật và sinh thái bản địa rất đặc sắc, có giá trị toàn cầu, do đó rất cần nguồn nhân lực lớn có chất lượng chuyên môn cao để bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản đó.

TS.KTS. Lê Vĩnh An, Trưởng Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật Đại học (ĐH) Duy Tân là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Hội thảo Quốc tế về "Thiết lập Hiệp hội Quốc tế về Công tác Bảo tồn & Phát triển Di sản Văn hóa của các nước lưu vực sông Mekong" tại Khu Di sản Bangkok và Ayutthaya (Thái Lan).
ĐH Duy Tân nỗ lực với đào tạo nghiên cứu di sản, bảo tồn di sản - Ảnh 3.
TS. KTS. Lê Vĩnh An (áo trắng ngồi giữa) thảo luận đa phương với các chuyên gia quốc tế

Trên cơ sở đó, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) nằm ở vị trí trung tâm kết nối các di sản miền Trung đồng thời có truyền thống và uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng về Du lịch, Kiến trúc.

Việc mở rộng đào tạo chuyên ngành Bảo tồn và Nghiệp vụ Du lịch Di sản tại trường sẽ thực sự phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực mang tính đặc trưng nhằm tạo ra bước chuyển mới trong công tác bảo tồn di sản cho Khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung.

Đề xuất này đã được các chuyên gia quốc tế ủng hộ, trong đó Viện Di sản Thế giới của UNESCO tại ĐH Waseda và Hiệp hội Bảo tồn Di sản các quốc gia lưu vực sông Mekong hứa hẹn sẽ hỗ trợ việc liên kết với các trường đại học của Nhật Bản và các quốc gia khác, tạo điều kiện cho công tác đào tạo tại Việt Nam.

TS. Paritta Chalermpow Koanantakool - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhân chủng học Công chúa Maha Chakri Sirindhorn, Thái Lan đồng tình: " Các kiến trúc sư về bảo tồn ngoài việc tiếp thu kiến thức, cần phải có thời gian thực hành, thực địa để tìm hiểu về di sản. Bởi vậy, xây dựng một chương trình đào tạo bài bản ở một đại học uy tín sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho công tác bảo tồn di sản sau này."

Cùng quan điểm, GS.Zar Chi Min - Khoa Kiến trúc & Hợp tác Quốc tế, ĐH Công nghệ Mandalay, Myanmar chia sẻ: "Việc đào tạo đội ngũ kiến trúc sư bảo tồn di sản chuyên nghiệp là rất cấp bách.

Liên kết đào tạo trên địa bàn thực tế của các khu di sản sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận nội dung đào tạo tiên tiến mang tầm quốc tế với sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành quốc tế về lĩnh vực này.

Tôi rất tán đồng với quan điểm và đề xuất của TS. KTS. Lê Vĩnh An về việc đào tạo nguồn nhân lực Bảo tồn Di sản tại các quốc gia trong đó có Myanmar, Việt Nam. Chúng tôi sẽ có kế hoạch cụ thể để xúc tiến chương trình liên kết đào tạo này."

Theo TS. KTS. Lê Vĩnh An, chương trình đào tạo sẽ không quá tập trung vào khía cạnh học thuật hàn lâm mà chú trọng trang bị cho các học viên năng lực tư duy nghiên cứu di sản, hoạt động bảo tồn trùng tu di sản kiến trúc trên thực địa và khả năng quảng bá di sản thông qua các hoạt động du lịch.

Theo kế hoạch, địa bàn đào tạo sẽ mở rộng ra các khu di sản khác như Nara (Nhật Bản), Bagan (Myanmar), Bangkok/Ayutthaya (Thái Lan), Watphu/Luangprabang (Lào) và Angkor Wat/Angkor Thom (Campuchia). Đây sẽ là cơ hội tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh đam mê tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu bảo tồn kiến trúc di sản được tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến có sự hợp sức của các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.

https://tuoitre.vn/dh-duy-tan-no-luc-voi-dao-tao-nghien-cuu-di-san-bao-ton-di-san-20180124135651554.htm

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

tâm sự của một trái tim đang rỉ máu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tâm sự của một trái tim đang rỉ máu   tâm sự của một trái tim đang rỉ máu I_icon_minitimeTue Aug 28, 2018 10:16 am

Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus

Công bố các công trình nghiên cứu ở tầm quốc tế luôn là chủ đề gây chú ý trong mấy năm gần đây đối với toàn xã hội. Như đầu năm nay, qua việc dư luận xã hội trong nước sục sôi vì chuyện bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư không có bài báo ISI/SCOPUS (1) mới thấy việc công bố quốc tế không còn là mối quan tâm riêng của các nhà khoa học trong giới khoa bảng.

Bài viết này được thực hiện sau một quá trình nỗ lực khai thác thông tin từ nguồn dữ liệu của SCOPUS, nhằm cung cấp cho người đọc các thông tin chính xác, tin cậy, đầy đủ, và có thể kiểm chứng được về tình hình công bố quốc tế của nhiều cơ sở giáo dục đại học (GD ĐH) tại Việt Nam trong khoảng thời gian 1.5 năm, từ năm 2017 đến giữa năm 2018 (ngày tải dữ liệu 30/6/2018).

Nhóm tác giả chọn nguồn dữ liệu từ SCOPUS bởi các lý do sau: (1) đây là một trong hai hệ thống chỉ mục thông tin khoa học có sức ảnh hưởng lớn nhất hiện nay, bên cạnh hệ thống ISI - Web of Science (WoS), (2) Trong khi các bài phân tích về công bố quốc tế trong nước thời gian gần đây (2-4) đều sử dụng nguồn từ WoS, thì rất hiếm những bài sử dụng dữ liệu từ SCOPUS, (3) Số lượng tạp chí và các dạng ấn phẩm trong SCOPUS lớn và phong phú hơn WoS (5), đồng nghĩa độc giả sẽ có cái nhìn bao quát hơn, (4) Giúp các trường đang theo đuổi các bảng xếp hạng của THE hoặc QS có thêm thông tin, bởi hai tổ chức này đều sử dụng nguồn từ SCOPUS để đánh giá hạng mục thành tích nghiên cứu khoa học trong quá trình xếp hạng.

Số lượng ấn phẩm

SCOPUS thư mục hóa nhiều dạng ấn phẩm quốc tế. Đối với dữ liệu của Việt Nam, các dạng ấn phẩm bao gồm: (1) bài báo tạp chí (article và article in press, gọi chung là article), (2) bài báo hội nghị (conference paper), (3) bài báo tổng quan (review), (4) chương sách (book chapter), (5) sách chuyên khảo (book), (6) bài báo xã luận (editorial), (7) báo cáo ngắn dạng thư gửi tòa soạn (letter), (8) bản đính chính các bài báo (erratum), (9) bảng điều tra (short survey), (10) bài bình luận (note), thậm chí có cả (11) bài báo bị rút lại (retracted article). Bảng 1 bên dưới là xếp hạng các trường Việt Nam theo tổng số của 7 dạng ấn phẩm đầu tiên, cho các đơn vị có tổng từ 20 ấn phẩm trở lên và số bài báo tạp chí trên 10:

Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus - ảnh 1


Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus - ảnh 2Công bố quốc tế của các đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam có tổng số ấn phẩm lớn hơn 20 và số bài báo tạp chí trên 10 trong 1.5 năm qua (1/2017- 6/2018).
Có thể thấy ngay “top” 10 là những cái tên quen thuộc, tương tự như những bài báo gần đây (2-4)thống kê theo cơ sở dữ liệu Web of Science. 10 cơ sở GD ĐH đó bao gồm:

· Hai đại học quốc gia, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh (xếp thứ 2) và ĐHQG Hà Nội (xếp thứ 4);


· Ba đại học vùng: ĐH Huế (7), ĐH Đà Nẵng (8), ĐH Thái Nguyên (10);

· Ba trường đại học công lập khác: ĐH Tôn Đức Thắng (1), ĐH Bách Khoa Hà Nội (5), ĐH Cần Thơ (9);

· Một viện nghiên cứu: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (3); và

· Một đại học ngoài công lập: ĐH Duy Tân (6).

Mặc dù vậy, thứ tự của các cơ sở GD ĐH trong top 10 của bảng 1 sẽ có sự thay đổi đáng kể khi chỉ xét riêng số lượng các bài báo tạp chí (article) - thước đo thường dùng cho năng lực nghiên cứu của một tổ chức. Thực vậy, Hình 1 cho thấy các đơn vị tăng 1 bậc gồm Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và ĐH Duy Tân; trong khi giảm 1 bậc gồm ĐHQG HCM và ĐH Bách Khoa Hà Nội. Giảm nhiều nhất là ĐH Đà Nẵng khi ra khỏi top 10, và thay vào đó một nhân tố mới là ĐH Sư phạm Hà Nội. Các đơn vị còn lại trong top 10 không có sự thay đổi vị trí nào. Sự xáo trộn này cho thấy các bài báo hội nghị và các loại hình khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng của các đơn vị.

Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus - ảnh 3Top 20 cơ sở GD ĐH có lượng bài báo tạp chí (article) nhiều nhất.
Sự xáo trộn vị trí giữa các đơn vị càng lớn hơn nữa khi xem xét trên cơ sở từng trường thành viên của các ĐH Quốc gia, ĐH Vùng, và các trường/học viện thuộc các viện nghiên cứu lớn. Sự xem xét này thực ra là có lý khi các trường đại học thành viên có cơ cấu tổ chức và hoạt động tương đối độc lập với nhau. Điều này làm cho việc xếp hạng trở nên công bằng hơn giữa các trường, đồng thời, cũng “trình làng” với xã hội những trường thành viên có đóng góp lớn cho các ĐH Quốc gia, ĐH Vùng, và Viện nghiên cứu.


Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus - ảnh 4Top 20 trường đại học có lượng bài báo tạp chí (article) nhiều nhất
Thật vậy, hình 2 cho thấy rõ sự xáo trộn vị trí đáng kể với sự có mặt của các trường đại học thành viên của các ĐH Quốc gia, ĐH Vùng, và Viện nghiên cứu. Trong top 20 trường đại học với lượng bài báo tạp chí nhiều nhất có sự xuất hiện của các trường: trường ĐH Khoa học Tự nhiên (thứ 4), trường ĐH Công nghệ (thứ 13) thuộc ĐHQG Hà Nội. Bên cạnh đó, ĐHQG HCM cũng có 3 trường thành viên góp mặt, gồm: trường ĐH Khoa học Tự nhiên (thứ 5), trường ĐH Bách Khoa (thứ 6), và trường ĐH Quốc tế (thứ 12). Đại học vùng như ĐH Đà Nẵng cũng có đại diện của mình tham gia, như trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng (thứ 18). Nhìn chung đây chính là những đầu tàu góp phần giúp các ĐH Quốc gia, ĐH Vùng ở vị trí cao trên các bảng xếp hạng về công bố quốc tế của Việt Nam trong nhiều năm gần đây, và có thể cả trong tương lai gần.

Đáng chú ý, ĐH Tôn Đức Thắng thể hiện sự vượt trội rõ rệt về năng suất công bố so với phần còn lại khi dẫn đầu với lượng bài báo nhiều hơn gấp đôi của đơn vị ở vị trí thứ hai. Điều này có thể sẽ không gây ngạc nhiên nếu biết rằng trường này đã có những chính sách đầu tư hiệu quả cho nghiên cứu khoa học từ nhiều năm trước. Và đây là thời điểm ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu vượt qua các trường đại học lâu đời; một việc có lẽ khi thành lập trường cũng không dám nghĩ tới.

Ngoài ra, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới một đại học trẻ khác, cũng có thành tích vượt qua rất nhiều “đàn anh” khác để xếp vị trí số 2, là trường ĐH Duy Tân. ĐH Duy Tân là một trường ngoài công lập duy nhất góp mặt ở mọi bảng xếp hạng Top 20 về thành tích nghiên cứu khoa học của các trường đại học Việt Nam trong vài năm gần đây. Với việc phải đóng thuế như một doanh nghiệp và không nhận được sự bao cấp nào từ Nhà nước, có thể nói đây là một nỗ lực vượt bậc của ngôi trường này.


Với kết quả đó, trường ĐH Tôn Đức Thắng và trường ĐH Duy Tân được xem là hai đơn vị giáo dục non trẻ đầu tư cho nghiên cứu khoa học hiệu quả nhất Việt Nam hiện nay, góp phần giúp nước nhà hiện diện nhiều hơn trên bản đồ khoa học thế giới bên cạnh các đơn vị “cây đa cây đề” khác. Sự khác biệt tạo ra được có lẽ bắt nguồn từ phương hướng và cách tiếp cận chứ không phải dựa trên thâm niên.


Yếu tố tác giả liên hệ

Phân tích về số lượng các ấn phẩm mới chỉ nói lên được năng suất của các cơ sở GD ĐH. Tuy nhiên, số lượng ấn phẩm nhiều không đồng nghĩa với việc đóng góp nhiều trong các ấn phẩm đó. Bởi nếu các nhà nghiên cứu của đơn vị chỉ là người tham gia (co-author – đồng tác giả) trong phần lớn hoặc toàn bộ số ấn phẩm, mà không phải là người đề xuất ý tưởng hoặc thực hiện chính, thì rất khó để nói rằng đóng góp của đơn vị trong các ấn phẩm đã công bố là đáng kể. Thông thường trong bài báo, một người đảm nhiệm vai trò tác giả liên hệ (corresponding author), có thể hiểu là người đó làm chủ công trình nghiên cứu. Làm chủ ở đây là chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi vấn đề học thuật của bài báo, cả trước và sau khi bài báo xuất bản. Chính vì vậy, tỉ lệ bài báo có nhà nghiên cứu của cơ sở GD ĐH đóng vai trò là tác giả liên hệ cũng giúp phần nào hình dung khả năng đóng góp của cơ sở GD ĐH đó trong số bài báo mà họ có được.


https://www.tienphong.vn/giao-duc/cac-truong-dai-hoc-vn-qua-cong-bo-quoc-te-nhin-tu-du-lieu-scopus-1313551.tpo

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




tâm sự của một trái tim đang rỉ máu Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: tâm sự của một trái tim đang rỉ máu   tâm sự của một trái tim đang rỉ máu I_icon_minitime

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

tâm sự của một trái tim đang rỉ máu

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Học sinh THPT Đặng Trần Côn Tham quan và Trải nghiệm thực tế tại ĐH Duy Tân
» TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN -TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NGHỀ 2014
» Khi con trai nói...
» Con trai làm...bà tám
» Con trai......Con gái.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Mục chia sẻ :: -‘๑’- Tinh yêu-Tinh bạn -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved