“Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực?
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang Chính“Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực? I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 “Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Người điều hành
Người điều hành
Admin

Tên thật : Tuyên Hóa High School
Giới tính : Nam
Đang học lớp : Trung cấp Quản lý nhân sự
Tuổi : 49
Tổng số bài gửi : 1239
Cầm tinh con : Mèo(Mão)
Điểm : 2476
Birthday : 06/03/1975
Được cảm ơn(lần) : 63
Ngày tham gia : 04/11/2010
Đến từ : Tuyên Hoá-Quảng Bình Resort
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Chủ tịch HĐQT kiêm Bảo vệ
Sở thích : Cafe, Sting, Cờ tướng, đi bộ dưới trời mưa sấm sét,...
Yahoo! : Mylove_t0603

“Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực? Empty
Bài gửiTiêu đề: “Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực?   “Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực? I_icon_minitimeSat Jun 11, 2011 10:39 am

“Trung Quốc không mở rộng quân sự, Trung Quốc xưa nay không có ý đe dọa nước khác...”- Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh. Nhưng những điều Trung Quốc nói và những việc nước này đã làm xem ra có một số khác biệt.

“Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực? 2_8_1307761426_59_c_cbe3e
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt.

Hành động sau những cam kết...

Đối thoại Shangri-La lần đầu tiên chứng kiến sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và tại hội nghị, ông Lương Quang Liệt không ngừng nhấn mạnh Trung Quốc không mở rộng quân sự, Trung Quốc xưa nay không có ý đe dọa nước khác… Những phát biểu này của ông Lương Quang Liệt có thể xem là một sự trấn an đối với các nước Đông Nam Á.

Nhưng những cam kết mà quan chức Trung Quốc đưa ra tại hội nghị không xoa dịu được lo ngại của các nước láng giềng đối với Bắc Kinh, và thực tế cho thấy hành động của họ không liên quan đến những cam kết do chính họ phát ngôn. Christopher Roberts, chuyên gia các vấn đề châu Á Đại học Canbera (Australia), cho rằng rõ ràng là những cam kết của Trung Quốc đối với an ninh khu vực không hề thuyết phục được người khác. Những điều Trung Quốc nói và những việc nước này đã làm xem ra có một số khác biệt.

Những khác biệt này là gì, chỉ cần điểm lại những việc Trung Quốc làm ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt rời khỏi hội nghị Shangri-La hôm 5/6.

Căng thẳng ở Biển Đông sau đó đã gia tăng thêm sau các biến cố dồn dập mới đây, lần này cũng do Trung Quốc khởi động bằng cách cắt dây cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Trung Quốc kỷ niệm “Ngày Đại dương thế giới” 8/6 bằng việc khẳng định tham vọng trở thành một siêu cường hàng hải cũng như tuyên bố sẽ đẩy mạnh kiểm soát các vùng biển, trong đó có cả những khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.

Trung Quốc không giấu giếm việc Cơ quan Hải giám Trung Quốc được trang bị khoảng 300 tàu hải giám, trong đó có 30 tàu trọng tải trên 1.000 tấn và 10 máy bay, kể cả 4 máy bay trực thăng. Cơ quan này cũng đang trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại để kết nối với các hệ thống thông tin liên lạc bờ biển, trên không, trên biển và vũ trụ. Bắc Kinh đã tiết lộ một kế hoạch tham vọng tăng cường thêm nhiều tàu hải giám hiện đại trong 5 năm tới, theo đó lực lượng giám sát biển sẽ được mở rộng lên 16 trực thăng và 350 tàu, với 45 tàu thuộc loại có trọng lượng nước rẽ trên 1.000 tấn.

Trung Quốc dường như không giấu giếm tham vọng muốn củng cố vai trò cường quốc khu vực nên đã tăng cường ngân sách quốc phòng. Thập niên vừa qua, Trung Quốc là nước mua vũ khí lớn nhất thế giới, tiêu tốn tới 24 tỷ USD, vượt Ấn Độ, Hàn Quốc và Hy Lạp. Riêng năm 2010, chi tiêu quân sự của Trung Quốc đạt 81 tỷ euro, chiếm 7,3% chi phí quốc phòng thế giới, vượt cả Anh, Pháp và Nga. Tuy nhiên, so với Mỹ thì khoảng cách còn xa, năm 2010, Mỹ chi đến 682 tỷ euro.

Các quốc gia châu Á từ lâu ngờ vực những cam kết ngoại giao của Trung Quốc về hòa bình và ổn định khu vực trong khi Bắc Kinh đẩy nhanh quá trình xây dựng quân đội, đồng thời ngày càng mạnh bạo trong các tuyên bố chủ quyền với những vùng biển tranh chấp. Tuần này, việc Tổng tham mưu trưởng PLA Trần Bính Đức xác nhận kế hoạch đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc càng làm dấy lên quan ngại.

Mới đây nhất, cuộc xuất quân lớn nhất trong những năm gần đây của tàu chiến hải quân Trung Quốc trên biển Thái Bình Dương hôm 9/6 đã khiến Nhật Bản lo âu thật sự. Hải quân Nhật Bản được đặt trong tình trạng báo động khi nhóm gồm 11 tàu của hải quân Trung Quốc diễu qua vùng biển trung lập giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật Bản.

Tình thế khó xử thời hiện đại

Tướng Reiti Oriki, người đứng đầu Bộ tổng tham mưu lực lượng phòng vệ Nhật Bản, hôm qua đã phát biểu ý kiến bày tỏ thái độ trong tương quan gia tăng hoạt tính của hải quân Trung Quốc.

Cũng như Nhật Bản, các láng giềng trong khu vực hiện đều tiếp nhận từng động thái của Hải quân Trung Quốc một cách thận trọng. Cả việc Bắc Kinh triển khai chương trình xây dựng hàng không mẫu hạm riêng của mình cũng làm dấy lên nhiều đồn đoán. Giới chuyên gia nhận định trong 5 năm trở lại đây, đã có sự thay đổi về chất trong cách tiếp cận của ban lãnh đạo chính trị-quân sự nước này, thậm chí có thể nói rằng trước mắt chúng ta đang hiển hiện sự hình thành “chiến lược đại dương vĩ đại của đất nước Trung Hoa”.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc từng bước mở rộng khả năng quân sự của mình, công khai thể hiện tham vọng trở thành cường quốc chính trị-quân sự số 1. Một yếu tố quan trọng là việc xây dựng hạm đội tàu sân bay, - chuyên viên quân sự Igor Korotchenko Trưởng biên tập tạp chí Defence nhận xét như vậy. Chuyên viên Nga nhìn thấy ở đây một vấn đề hệ trọng.

Cả Mỹ cũng công khai lo ngại những động thái quân sự của Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền Obama đã chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á, cho dù ai đó từng hy vọng rằng người Mỹ vướng bận với hoạt động quân sự cùng với lực lượng liên quân phương Tây trong các chiến dịch ở Iraq và Afghanistan.

Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta, người nhiều phần chắc chắn sẽ tiếp quản vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thay ông Robert Gates từ ngày 1/7 tới, hôm qua tuyên bố ông sẽ theo dõi sát tình hình. Theo ông, tốc độ và quy mô hiện đại hoá quân sự của Trung Quốc, kết hợp với việc thiếu minh bạch, đã đặt ra nhiều nghi vấn.

Theo ý kiến của ông Panetta, Trung Quốc đang gia tăng tiềm năng quân sự để sẵn sàng ứng phó với những cuộc xung đột tiềm tàng gần biên giới nước mình, trong đó có xung đột quân sự với Mỹ. Xét theo mọi việc, Bắc Kinh muốn có được những khả năng quân sự cho phép nước này tiến hành những hành động chiến đấu và giành chiến thắng trong những cuộc xung đột chớp nhoáng trên biên giới. Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ sẵn sàng ứng phó với những xung đột tiềm tàng liên quan đến Đài Loan, có thể với sự can thiệp quân sự từ phía Mỹ. “Mỹ cần phải chú ý theo dõi việc củng cố tiềm năng quân sự của Trung Quốc”, ông khẳng định.

Hải quân Mỹ vừa tuyên bố sẽ đưa tàu chiến USS Chung-Hoon mang tên lửa tới Tây Thái Bình Dương giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Con tàu đã rời căn cứ tại Hawaii hôm thứ 4 và 280 thuỷ thủ của tàu dự kiến sẽ hợp tác với các đối tác liên minh trong khu vực.

Trong khi các chuyên gia an ninh khu vực nhận xét Trung Quốc “đang tung các cú đấm trên mặt biển để tái khẳng định chủ quyền của họ trên Biển Đông”, báo chí khu vực cho rằng xung quanh Trung Quốc đang hình thành một tập hợp - không phải là một tổ chức chính thức - âm thầm kháng cự lại Bắc Kinh. Những liên lạc và hợp tác kín đáo giữa họ đang gia tăng, được bao trùm bởi những câu hỏi về an ninh và chiến lược nảy sinh do sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Có thể coi đây là một nhóm hỗ trợ, tự giúp đỡ lẫn nhau của các nhà ngoại giao và quan chức an ninh. Họ đoàn kết bởi một vấn đề chung là tất cả cảm thấy cần tiếp tục can dự sâu sắc với Trung Quốc, nhưng cũng muốn tìm cách kháng cự lại Bắc Kinh khi cần thiết.

Những người trong cuộc gọi đây chính là một tình thế khó xử thời hiện đại.

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
https://truongtuyenhoa.forumvi.com
 

“Trung Quốc xưa nay không đe dọa nước khác” - đâu là sự thực?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Tin tức :: -‘๑’- Hot-News -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved