Nhóm ngành xã hội - nhân văn
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhNhóm ngành xã hội - nhân văn  I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Nhóm ngành xã hội - nhân văn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
whoisshe
Level 1
Level 1
whoisshe

Tên thật : Mông
Tổng số bài gửi : 15
Điểm : 48
Được cảm ơn(lần) : 3
Ngày tham gia : 09/03/2011

Nhóm ngành xã hội - nhân văn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhóm ngành xã hội - nhân văn    Nhóm ngành xã hội - nhân văn  I_icon_minitimeMon Mar 28, 2011 10:13 pm

HỎI: Muốn thi vào ngành báo chí cần những kỹ năng gì?


TRẢ LỜI: Nhiều năm gần đây, ngành báo chí trở nên hấp dẫn nhiều bạn trẻ nhưng để thi vào ngành học này không hề đơn giản. Ba năm nay, ngành học này luôn có điểm chuẩn luôn rất cao. Những thí sinh chọn ngành báo chí thường là học sinh khá trở lên và nhiều HS rất giỏi… Tuy nhiên, nghề báo rất khắc nghiệt, phải chịu nhiều áp lực và đòi hỏi sức chịu đựng cao… Bên cạnh đó, nghề báo đỏi hỏi các bạn phải có nhiều kỹ năng mềm, khả năng giảo tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng.


Đầu ra của sinh viên ngành báo chí không chỉ là làm báo. Nhu cầu của xã hội về nhân lực ngành hiện rất nhiều. Tuy nhiên, không phải học báo chí mới ra làm báo được. Hiện nay nhiều nhà báo giỏi không phải học báo chí…


***


HỎI: Học ngành xã hội học ra trường làm việc ở cơ quan nào? Ai thích hợp để học ngành này?


TRẢ LỜI: Sinh viên ngành xã hội học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều công việc thuộc các lĩnh vực như làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu khoa học xã hội, làm chuyên viên ở các ban ngành của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường đào tạo cán bộ công đoàn, phụ nữ, làm công tác tư vấn, quản lý cho các dự án phát triển xã hội…Ngoài ra, có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan hệ công chúng, khảo sát thị trường, tìm hiều nhu cầu khách hàng…


Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, ngành này cũng đòi hỏi sự dấn thân, kỹ năng và vốn sống... Nhiều SV học xã hội học đến lúc đi thực tập được phân về các Trung tâm cai nghiện đã bị “dội” ra. Vì vậy các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ ngành học trước khi quyết định lựa chọn.


***


HỎI: Cơ hội nghề nghiệp của ngành Tâm lý học có cao không?


TRẢ LỜI: Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lịch sử tâm lý học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học, thống kê xã hội, tâm lý học xã hội, tâm lý học phát triển, tâm lý học nhân cách, chẩn đoán tâm lý, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục… Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng tư vấn tâm lý thuộc các lĩnh vực như tình yêu hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tâm lý học đường, chẩn đoán, tư vấn và trị liệu tâm lý… Ngành tâm lý ở các trường sư phạm ngoài việc tập trung chuyên sâu và các kiến thức về khoa học tâm lý lứa tuổi, tâm lý sư phạm, cũng bắt đầu đào tạo các kỹ năng thực hành về tư vấn tâm lý.


Nhu cầu của ngành tâm lý hiện rất lớn nên mấy năm gần đây điểm chuẩn tuyển sinh của ngành này khá cao. Đây là ngành học khá hấp dẫn các bạn trẻ. Tốt nghiệp ngành Tâm lý học, có thể làm chuyên viên tư vấn tại các cơ sở giáo dục, đài phát thanh, đài truyền hình, tổng đài tư vấn qua điện thoại, các trung tâm tư vấn, các trường giáo dưỡng. Ngoài ra, có thể làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán và trị liệu tâm lý tại bệnh viện, tư vấn tâm lý học đường, quản lý nhân sự và tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, giảng dạy tâm lý học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, viện nghiên cứu…


***


HỎI: Ngành ngữ văn Anh khác với ngành quan hệ quốc tế như thế nào?


TRẢ LỜI: Ngành ngữ văn Anh hoàn toàn khác với ngành quan hệ quốc tế. Ngữ văn Anh đào tạo chuyên sâu về ngôn ngữ và văn chương tiếng Anh. Khi vào ĐH sinh viên sẽ được học hai khối kiến thức đại cương và chuyên ngành. Sau ba học kỳ, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành. Đối với ngành ngữ văn Anh có các chuyên ngành: biên phiên dịch, giảng dạy và văn hóa - văn học. Tùy theo sở thích các bạn có thể chọn từng chuyên ngành. Còn ngành quan hệ quốc tế đào tạo sinh viên ra trường làm công tác đối ngoại. Sinh viên được học các kiến thức về công pháp quốc tế, luật pháp quốc tế, kinh tế quốc tế… Các bạn được trang bị các kỹ năng trong công tác đàm phán, bên cạnh đó sinh viên được học tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế, khác với tiếng Anh của ngành ngữ văn Anh.


***


HỎI: Ngành Nhân học đào tạo về những vấn đề gì?


TRẢ LỜI: Ngành Nhân học trước đây là bộ môn dân tộc học thuộc khoa lịch sử. Ngành này nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của một tộc người dưới sự tác động của môi trường sống, kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Sinh viên được trang bị kiến thức hai chuyên ngành: nhân học kinh tế và nhân học về văn hóa xã hội. Nhu cầu nhân lực của ngành này hiện rất lớn. Nếu các bạn học giỏi, có khả năng tiếng Anh tốt, có những kỹ năng mềm sẽ dễ dàng tìm được việc làm ở các công ty nước ngoài hoặc tổ chức phi chính phủ.


***


HỎI: Em rất thích tiếng Anh và thích những công việc hướng ngoại. Em có ngoại hình ổn, có khả năng nói trước đám đông. Muốn trở thành thông dịch viên hoặc làm các công việc liên quan đến ngoại giao em nên chọn ngành nào?


TRẢ LỜI: Học ngành tiếng Anh, ngoài việc làm công tác biên dịch, phiên dịch, bạn có thể làm nhiều việc khác nữa. Chẳng hạn như đi dạy ngoại ngữ, làm công tác hành chính - văn phòng ở những đơn vị cần tiếng Anh, làm nhân viên hoặc tham gia các dự án xã hội của các tổ chức nước ngoài…


Tuy nhiên, bạn cần lưu ý muốn làm tốt những công việc trên, chỉ tấm bằng ĐH ngành ngoại ngữ thôi chưa đủ. Muốn đi dạy tốt bạn cần có khả năng sư phạm. Muốn làm thông dịch viên, ngoài vốn tiếng Anh bạn cần có khả năng sử dụng ngôn ngữ, nói năng trôi chảy, dùng từ chính xác, diễn đạt lưu loát tiếng Anh và cả tiếng Việt.


Đó là chưa kể muốn thông dịch lĩnh vực nào, bạn cũng cần có kiến thức chuyên ngành nhất định về lĩnh vực đó. Muốn làm công tác hành chính, văn phòng bạn cần trang bị thêm các kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ liên quan đến mảng công việc này. Muốn làm việc tại các tổ chức, các dự án nước ngoài, bạn cần có thêm kỹ năng cần thiết như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc công việc, am hiểu lĩnh vực công việc mình sẽ làm…


Hiện nay không chỉ SV tiếng Anh mới giỏi tiếng Anh. Khi đi xin việc người vừa giỏi tiếng Anh vừa có bằng cấp, khả năng chuyên môn (đúng yêu cầu nhà tuyển dụng) đương nhiên sẽ có lợi thế hơn người chỉ có bằng tiếng Anh. Bạn thường thấy thông dịch viên xuất hiện khi có hội nghị, hội thảo, những buổi gặp mặt, đàm phán… Đây là công việc không thường xuyên, không có nhiều người sống chuyên bằng nghề này. Thông thường họ làm những công việc khác, khi cần thiết họ đảm nhận thêm vài trò thông dịch thôi.


Bạn sẽ có hai hướng lựa chọn. Thứ nhất, bạn theo ngành tiếng Anh theo sở thích. Trong quá trình học ĐH bạn sẽ có điều kiện tiếp cận gần hơn những dạng công việc mình có thể làm, bạn sẽ đi học thêm những khóa học ngắn hạn (về hành chính, nghiệp vụ văn phòng… chẳng hạn). Thứ hai: bạn có thể chọn một ngành học khác có thể phù hợp (xã hội học, Đông phương học, quản trị nhân lực, bảo hiểm…), trong quá trình học bạn sẽ tiếp tục củng cố kiến thức tiếng Anh, sau này ra trường sẽ dễ xin việc hơn. Chúc bạn thành công.


***


HỎI: Ngành tiếng Anh sau này ra làm gì (cả bậc ĐH và CĐ)? Học ngành này có thể dạy ở trường học được không?


TRẢ LỜI: Ngành tiếng Anh (ngữ văn Anh) ở các trường ĐH đào tạo cử nhân thành thạo kỹ năng tiếng Anh, có kiến thức về văn hóa và ngữ văn Anh. Tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy ở các trường, làm phiên dịch, biên dịch, nhân viên văn phòng những nơi có yêu cầu sử dụng tiếng Anh cũng như các công việc liên quan có nhu cầu sử dụng tiếng Anh.


***


HỎI: Phân biệt giúp em hai ngành Du lịch và Việt Nam học (Văn hóa - Du lịch) về nội dung đào tạo, khả năng có việc làm sau này,... Các anh chị trước khuyên rằng nên học Du lịch vì học ít ngán hơn Việt Nam học và dễ có việc làm hơn. Có phải như vậy không?


TRẢ LỜI: Du lịch là hoạt động của con người đi ra khỏi nơi sống và làm việc, đến nơi khác để tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi giải trí…


Làm du lịch có thể hiểu là xây dựng, tiếp thị, quảng bá, bán và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch đi kèm. Khi làm việc trong lĩnh vực du lịch, bạn có thể lựa chọn một trong số các vị trí sau: Du lịch Lữ hành; Điều hành tour; Hướng dẫn du lịch và quản lý: kết nối mối quan hệ, lên kế hoạch và điều phối nhân viên, đảm bảo chất lượng tour du lịch là tốt nhất; Nhân viên marketing du lịch; Nhân viên lễ tân; Nhân viên phục vụ bàn, bếp, buồng, bar tại các nhà hàng, khách sạn.


Những phẩm chất và kỹ năng cần có: Quan tâm đến mọi người, biết lắng nghe, nhạy cảm, tâm lý. Chỉ với những đức tính này thì bạn mới có thể tạo thiện cảm với du khách, nhận ra những vấn đề phát sinh của họ để kịp thời trợ giúp. Có như vậy, dịch vụ của bạn mới được khách hàng ưa chuộng.


Đồng thời, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt và ngoại ngữ tốt, truyền đạt hiệu quả. Là người luôn chủ động trong mọi tình huống, có khả năng làm việc độc lập cao. Tác phong linh hoạt, tươi tắn, thân thiện, có thái độ giúp đỡ mọi người, ứng xử thông minh và khéo léo.


Ngành Việt Nam học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt các kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học (và cả tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học; hoặc trở thành hướng dẫn viên cho ngành du lịch; hoặc làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong nước và ngoài nước Việt Nam.


Mỗi ngành học có sức hấp dẫn riêng. Em cân nhắc để có lựa chọn đúng.


***


HỎI: Học ngành luật ra trường làm việc ở đâu?


TRẢ LỜI: Ngành luật hiện nay đang rất “hot” mà nhiều học sinh lại không biết. Học luật ra trường không phải chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước mà có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề và đơn vị khác nhau. Nhiều bạn nghĩ học luật chỉ ra làm luật sư là không đúng. Không phải học luật ra là làm tòa án, viện kiểm sát mà chúng ta có thể công tác trong ngành công an.


Hiện nay rất nhiều cựu sinh viên luật đang công tác ở các vị trí quan trọng trong ngành công an. Nếu không thích làm việc trong các cơ quan nhà nước sinh viên luật cũng có thể làm việc trong các doanh nghiệp, làm tư vấn luật, làm nhà báo... Nhu cầu về ngành luật hiện nay là rất lớn. Khi trúng tuyển vào ĐH luật thí sinh có thể lựa chọn những ngành học phù hợp: luật thương mại, luật dân sự, luật quốc tế, luật hình sự…


***


HỎI: Xin cho biết nội dung đào tạo của ngành Quản lý văn hóa và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành này?


TRẢ LỜI: Khi học ngành quản lý văn hóa sinh viên sẽ được học những kiến thức về đường lối chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước về văn hoá, văn nghệ và những quy phạm quản lý các hoạt động văn hoá như: Lược sử quản lý văn hóa ở VN, Những bài giảng về văn hoá, Văn hóa học, Xã hội học văn hoá ...Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng quản lý các loại văn hoá phẩm ,các hoạt động văn hoá.


Sinh viên học ngành quản lý văn hoá sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Viện Văn hoá thông tin, các cơ sở kinh doanh du lịch; Làm công tác phong trào quần chúng về Văn hoá văn nghệ tại các nhà văn hoá ,quản lý câu lạc bộ văn hoá văn nghệ từ cơ sở đến trung ương; Các phòng chức năng: Quản lý văn hóa, Nghiên cứu văn hoá , Văn hoá cơ sở ...trực thuộc Sở văn hóa văn nghệ từ cơ sở đến trung ương; Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo chuyên ngành Văn hóa du lịch , Văn hoá quần chúng, Quản lý văn hóa.


***


HỎI: Ngành Đô thị học đào tạo những kiến thức gì? Cơ hội việc làm có cao không?


TRẢ LỜI: Ngoài kiến thức cơ bản như đô thị, dân số, môi trường, kiến trúc, xã hội học, công tác xã hội…, SV còn được học các kiến thức chuyên sâu như: Kinh tế học phát triển, quy hoạch đô thị, quản lý đô thị, quản lý môi trường, phát triển đô thị bền vững, xây dựng và quản lý dự án, nhà ở và quản lý nhà ở, dịch vụ công đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị, phát triển cộng đồng, dư luận xã hội và truyền thông đại chúng đô thị…


Cử nhân ngành đô thị học có thể làm tư vấn điều phối, quy hoạch kinh tế - xã hội, thiết kế và xây dựng chính sách, thẩm định và đánh giá các dự án có liên quan đến việc phát triển đô thị trong các cơ quan công quyền ở các cấp quản lý hành chánh khác nhau, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ quốc tế…


***


HỎI: Xin cho biết nội dung đào tạo và cơ hội nghề nghiệp của ngành Triết học.


TRẢ LỜI: Theo học ngành Triết học, ngoài những kiến thức cơ bản, sinh viên được đào tạo những kiến thức cơ sở của ngành như triết học Mác – Lênin, lịch sử triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp - La Mã cổ đại, lịch sử triết học Tây Âu trung cổ, cận đại, lịch sử tư tưởng Việt Nam, một số vấn đề triết học trong vật lý học, triết học trong y học, triết học trong sinh học… Đặc biệt, chương trình đào tạo đi sâu vào phần triết học Mác – Lênin nhằm trang bị cho sinh viên thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Triết học có một số chuyên ngành: lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội, lô-gic học, thẩm mỹ học, đạo đức học và tôn giáo học. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức nghiệp vụ: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phương pháp tiếp cận và phân tích các vấn đề thực tiễn xã hội.


Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc ở các trung tâm, viện nghiên cứu KHXH & NV, làm công tác tuyên huấn, tuyên giáo tại các ban tuyên giáo quận, huyện và tỉnh, làm việc trong các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của các cấp chính quyền, hoặc có thể học thêm nghiệp vụ sư phạm để dạy môn giáo dục công dân ở trường trung học, làm giáo viên chính trị tại các trường trung cấp, giảng viên cao đẳng, đại học…

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

Nhóm ngành xã hội - nhân văn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Nhóm ngành kinh tế
» Nhóm ngành nông - lâm nghiệp
» Nhóm ngành khoa học cơ bản - kỹ thuật
» Nhóm ngành công nghệ
» Hai đại học Việt Nam vào top 100 thế giới theo nhóm ngành
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Học tập :: -‘๑’- Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved