Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhNhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19 I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
quynhhoaqb123
Vip Cấp 1
Vip Cấp 1
quynhhoaqb123

Tên thật : Quỳnh Hoa
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : 12A3
Tuổi : 27
Tổng số bài gửi : 1288
Cầm tinh con : Chuột(Tý)
Điểm : 3850
Birthday : 17/11/1996
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 27/10/2017
Đến từ : Quảng Bình
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Sinh viên
Sở thích : nghe nhạc
Yahoo! : quynhhoa_qyh

Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19   Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19 I_icon_minitimeFri Sep 22, 2023 1:41 pm

Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19
Tạp chí Chemical Society Reviews thuộc Hội Hóa học Hoàng gia Anh ngày 31-8-2023 đã công bố nghiên cứu “Interaction of SARS-CoV-2 with host cells and antibodies: Experiment and Simulation”.
Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19 B1-16920235288
Công bố khoa học trên tạp chí Chemical Society Reviews

"Interaction of SARS-CoV-2 with host cells and antibodies: Experiment and Simulation" - "Tương tác của virus SARS-CoV-2 với tế bào vật chủ và các kháng thể: Thực nghiệm và Mô phỏng". Đây là công bố của các nhà khoa học ở 2 nước Ba Lan và Việt Nam nằm trong nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Mai Xuân Lý - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan.

Bài báo với tác giả đầu là Nguyễn Văn Hùng - nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan và đồng tác giả đầu là TS. Nguyễn Hoàng Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS), Đại học (ĐH) Duy Tân, đã được đánh giá rất cao khi giúp cộng đồng nghiên cứu có một góc nhìn tổng thể về những kết quả thực nghiệm và mô phỏng mới nhất về tương tác virus - vật chủ/kháng thể của virus SARS-CoV-2.

Tạp chí Chemical Society Reviews có IF: 46.2 vào năm 2022 với chỉ số H-index: 595, thuộc Q1 của danh sách SCIE. Đây là tạp chí có uy tín hàng đầu trong công bố các bài tổng quan thuộc lĩnh vực hóa học.

Các bài báo được công bố trên tạp chí này bao gồm các chủ đề quan trọng và mang tính thời sự nhất trong hóa học. Để được viết bài tổng quan cho tạp chí này, các tác giả phải hoàn thành bản đề xuất và được các phản biện độc lập thông qua. Sau đó, nhóm nghiên cứu mới bắt tay vào viết bài tổng quan.

TS. Nguyễn Hoàng Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS), ĐH Duy Tân cho biết: "Khi nhóm trình bày bản đề xuất về một nghiên cứu tổng thể các kết quả thực nghiệm và mô phỏng mới nhất về tương tác virus - vật chủ/kháng thể của virus SARS-CoV-2, Ban biên tập tạp chí Chemical Society Reviews đã nhiệt tình ủng hộ.

Đó là một nghiên cứu thực sự cần thiết, bởi khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát vào năm 2021 cũng là lúc một số lượng lớn các bài báo khoa học về khả năng xâm nhập, tốc độ lây nhiễm cùng quá trình tìm thuốc và kháng thể đặc trị SARS-CoV-2 được công bố.

Các bài báo đã cung cấp rất nhiều thông tin nhưng lại khá phân mảnh, điều này làm cản trở các nhà khoa học mới tham gia vào hướng nghiên cứu này như bị 'lạc' vào 'ma trận' thông tin khổng lồ từ các bài báo.

Trong khi đó, các biến thể mới xuất hiện đã đặt ra nhiều thách thức về khả năng trung hòa của kháng thể, đồng thời ở thời điểm đó các bài tổng quan chưa xét tới các kết quả mô phỏng và thực nghiệm về tương tác virus - vật chủ/kháng thể.

Từ đó, nhóm nghiên cứu đã lên ý tưởng viết một bài báo để hệ thống lại các kết quả nghiên cứu, giúp chuẩn bị một cách tốt nhất các phương án để 'chiến đấu' với các biến thể mới nếu có xuất hiện ở tương lai."

Công bố khoa học đã đạt được mục đích đặt ra lúc ban đầu khi cung cấp các thành tựu mới nhất của các nghiên cứu mô phỏng và thực nghiệm về các liên kết giữa tế bào vật chủ và virus SARS-CoV-2 trong quá trình virus bám vào tế bào, xâm nhập vào tế bào, virus bị kháng thể trung hòa.

Ngoài ra, vai trò của các đột biến trong những biến thể mới giúp virus tăng cường lây nhiễm, né tránh kháng thể cũng được xét tới.

Dựa trên công bố này, các nhà nghiên cứu về COVID-19 sẽ nắm bắt được các kết quả mới nhất để đưa ra các hướng nghiên cứu virus SARS-CoV-2 tiếp theo.

Công bố cũng giúp mỗi người dân nhận thấy rõ COVID-19 vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến thể mới mà nhiều đột biến của chúng vẫn chưa được hiểu rõ sẽ ảnh hưởng thế nào về độc lực và khả năng né tránh kháng thể. Vì vậy, cộng đồng không nên chủ quan với COVID-19.

Tuy nhiên, các công cụ hiện có đã thành công trong nghiên cứu virus SARS-CoV-2 từ quá trình xâm nhập ban đầu cho tới phát triển các kháng thể chống virus, điều này cho phép chúng ta thêm phần tự tin trong việc đối đầu các biến thể mới.

Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19 B2-16920238430
TS Nguyễn Hoàng Linh - ĐH Duy Tân, GS.TSKH Mai Xuân Lý - Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan
và TS Nguyễn Quốc Thái - ĐH Đồng Tháp (từ phải qua trái) là các tác giả của bài báo

Nhóm cũng đã bàn luận nhiều vấn đề thời sự mà các nhà khoa học có thể tiếp tục triển khai nghiên cứu, cụ thể:

- Các mô hình đánh giá năng lượng liên kết giữa protein của virus và người như mô hình động lực học phân tử với tất cả nguyên tử, mô hình hạt thô và trí tuệ nhân tạo với nhiều ưu điểm và nhược điểm nên vẫn chưa có cách tiếp cận hoàn hảo, cần các nghiên cứu tiếp theo;

- Sự xuất hiện của các thụ thể tiềm năng cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào vật chủ được dự đoán bởi cả thực nghiệm lẫn lý thuyết đã đặt ra vấn đề liệu các thụ thể này sẽ ảnh hưởng thế nào lên quá trình xâm nhập tế bào của virus;

- Cơ chế tương tác giữa các thụ thể tiềm năng này và virus cũng chưa được làm rõ;

- Quá trình dung hợp màng tế bào virus - vật chủ đóng vai trò then chốt trong sự xâm nhập của virus, nhưng sự thay đổi năng lượng tự do giữa các trạng thái trước và sau khi dung hợp chưa được đánh giá bởi cả thực nghiệm lẫn mô phỏng;

GS.TSKH Mai Xuân Lý - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan cho biết: "Đây là một nghiên cứu rất hữu ích có sự kết hợp của rất nhiều nhà khoa học của Ba Lan và Việt Nam cũng như nhận được sự tài trợ bởi Trung tâm Khoa học Ba Lan, Bộ Đại học và Giáo dục của Ba Lan và Đức, Viện Max Planck của Đức.

Hiện tại, mặc dù dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát hoàn toàn và không còn là mối lo ngại khiến công chúng quan tâm nhiều như trước đây nhưng các biến chủng mới của COVID-19 vẫn thường xuyên xuất hiện.

Các biến chủng mới này dù độc tính không còn thực sự nguy hiểm nhưng trong tương lai, chúng ta không thể chắc chắn rằng tất cả các biến chủng mới xuất hiện sau này sẽ không còn là mối đe dọa tới mạng sống của con người.

Bên cạnh đó, về khía cạnh khoa học thuần túy còn nhiều vấn đề liên quan đến tương tác giữa virus và tế bào vật chủ vẫn chưa được sáng tỏ ở cấp độ nguyên tử.

Do đó, nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ vẫn tiếp tục đầu tư tiền bạc và công sức cho mảng nghiên cứu này để tìm kiếm những giải pháp tốt hơn, an toàn hơn trong phòng ngừa COVID-19 cũng như hiểu sâu hơn bản chất của virus.

Bài báo của chúng tôi đã tổng hợp phần lớn nội dung liên quan về COVID-19 trong cả hai hướng tiếp cận thực nghiệm và mô phỏng tính toán. Giống như một bức tranh tổng thể, sẽ cung cấp số lượng lớn kiến thức về COVID-19 giúp các nhà nghiên cứu có thể dựa vào nó để tiếp cận dễ dàng hơn, và có một cái nhìn tổng quát hơn cho công việc nghiên cứu của họ".

TS. Nguyễn Hoàng Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học Cơ bản và Ứng dụng (IFAS), ĐH Duy Tân chia sẻ thêm: "Dù ở 2 nước khác nhau và làm việc hoàn toàn trực tuyến nhưng các nhà khoa học đã rất tâm huyết và thấu hiểu nhau giúp việc nghiên cứu được triển khai vô cùng thuận lợi.

Ở ĐH Duy Tân, hiện tại tôi tập trung vào nghiên cứu cơ chế tương tác với vật chủ của virus SARS-CoV-2 bằng mô phỏng. Ngoài ra, tôi có mở rộng nghiên cứu về động lực học của chất lưu. Môi trường làm việc chuyên nghiệp ở ĐH Duy Tân rất lý tưởng cho những người làm nghiên cứu cơ bản.

Đặc biệt, các cấp lãnh đạo rất hiểu đặc thù nghiên cứu cơ bản và luôn hỗ trợ công tác nghiên cứu, giúp cho các nghiên cứu viên tự do làm việc, trao đổi và hợp tác với đồng nghiệp trong và ngoài nước để các nghiên cứu có kết quả tốt nhất".

(Nguồn:https://tuoitre.vn/nha-khoa-hoc-cua-dh-duy-tan-tham-gia-dong-tac-gia-mot-cong-bo-quoc-te-ve-covid-19-20230915093338097.htm)

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
hoangbaonhi
Level 20
Level 20
hoangbaonhi

Tên thật : Hoàng Bảo Nhi
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : A4
Tuổi : 25
Tổng số bài gửi : 1163
Cầm tinh con : Mèo(Mão)
Điểm : 1163
Birthday : 08/05/1999
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 27/02/2018
Đến từ : Viet Nam
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Sinh Vien
Sở thích : Ca nhac
Yahoo! : buichauhien1199

Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19   Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19 I_icon_minitimeSat Sep 23, 2023 10:59 am

Tiến sĩ Việt tìm cách giảm nhiệt vật liệu để bảo vệ tàu vũ trụ
TS Lê Thị Quỳnh Trang cùng các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tìm ra phương pháp giúp làm giảm dòng nhiệt trên vật liệu giúp bảo vệ bề mặt cho tàu vũ trụ và vệ tinh.

Công trình được TS Trang, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao Đại học Duy Tân và các giáo sư đến từ Nhật Bản công bố trên Nature. Các nhà nghiên cứu nhận định việc giảm nhiệt thông điện tử và ion là một trong những vấn đề quan trọng, góp phần bảo vệ bề mặt vệ tinh và tàu vũ trụ.

Trao đổi với VnExpress, TS Trang cho biết, khi hạt electron và ion ở nhiệt độ cao, chúng dễ dàng dịch chuyển và va chạm vào bề mặt kim loại. Hậu quả là bề mặt của kim loại có thể bị phá hủy. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng một từ trường bên ngoài, được tạo ra bởi dòng điện qua dây đốt. Một mô hình dòng plasma, bao gồm các electron và ion trong một vùng nhỏ được thành lập bằng cách sử dụng hai chiều không gian và ba tọa độ cho vận tốc để xác định tác động của dây đốt lên các hạt và nhiệt thông.
Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19 Mo-phong-1693788214-4516-1693788831-7920234705
Mô phỏng plasma được giới hạn bởi chân không. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

TS Trang cho biết, khi mô phỏng chuyển động của hạt plasma ở vùng rìa tokamak, cả nhóm nhận thấy từ trường có thể thay đổi hướng và cường độ của dòng nhiệt vì các hạt electron và ion di chuyển xoay quanh các đường sức từ. Đặc biệt, từ trường dạng tập trung (từ trường có độ lớn cực đại ở vùng trung tâm và giảm nhanh ở vùng xa trung tâm) có khả năng tạo thành các gương từ trường (magnetic mirror). Các gương này giúp giữ lại phần lớn các hạt plasma khi chúng di chuyển ngang qua và chỉ cho phép hạt mang vận tốc đủ lớn để vượt ra khỏi gương để di chuyển ra bên ngoài. Do đó, dòng hạt mang năng lượng cao được giảm trước khi va vào bề mặt kim loại.

Giải thích về việc sử dụng dây đốt trong nghiên cứu, nhóm cho hay từ trường được tạo ra từ một sợi dây dẫn tỷ lệ nghịch với khoảng cách tới sợi dây, càng xa sợi dây dẫn thì từ trường càng nhỏ. Hay nói cách khác, sợi dây dẫn có thể tạo ra từ trường tập trung. Sử dụng các tia điện có thể làm thay đổi cấu trúc từ trường của hệ thống thiết bị, ảnh hưởng đến hướng di chuyển của dòng hạt. Sau khi nghiên cứu kỹ, cả nhóm kết luận dòng nhiệt cao được giảm đáng kể ở bề mặt kim loại khi sử dụng tia điện.
Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19 Tau-vu-tru-SpaceX-1595-1590998-5133-4499-1693788994-7920238034
Tàu vũ trụ Crew Dragon được sử dụng vật liệu tiên tiến để bảo vệ bề mặt. Ảnh:SpaceX.

TS Trang nhận định kết quả nghiên cứu đóng vai trò quan trọng và có thể trở thành một ứng viên tiềm năng trong việc giảm tải dòng hạt năng lượng cao tới bề mặt kim loại, qua đó đóng vai trò che chắn bề mặt các vệ tinh và tàu vũ trụ khỏi các dòng ion và electron năng lượng cao. Cô lạc quan dự đoán phương pháp nghiên cứu này có khả năng sớm được áp dụng trong thực tiễn. "Nhóm sẽ nghiên cứu thêm về tính khả thi của phương pháp mình đề ra khi đưa vào thực nghiệm" TS Trang nói.

Các nghiên cứu tìm vật liệu mới và giải pháp bảo vệ bề mặt cho tàu vũ trụ và vệ tinh đang được nhiều nhà khoa học theo đuổi. Trong đó NASA từng sử dụng tấm chắn nhiệt phủ vật liệu sợi carbon có thể tự bong để ngăn tàu vũ trụ đưa người lên sao Hỏa, khỏi bốc cháy khi trở lại Trái Đất.

Năm 2021 các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển một màng phức hợp nano polyimide 2 lớp kiểu mới, có thể sử dụng bảo vệ hiệu quả hơn các bề mặt bên ngoài của tàu vũ trụ.

(Nguồn:https://vnexpress.net/tien-si-viet-tim-cach-giam-nhiet-vat-lieu-de-bao-ve-tau-vu-tru-4615081.html)

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

Nhà khoa học của ĐH Duy Tân tham gia đồng tác giả một công bố quốc tế về COVID-19

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Nhóm nghiên cứu của ĐH Duy Tân tham gia đồng chủ trì một công bố quốc tế về khảo cổ Óc Eo
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» Tham quan Gian hàng Trưng bày của Đại học Duy Tân tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia
» Sinh viên Duy Tân Tham gia Khóa học Scrum của Công ty Axon Active
» Học sinh THPT tham quan Đại học Duy Tân cùng tìm hiểu Khoa học Công nghệ và Tương lai
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Học tập :: -‘๑’- Kinh nghiệm học tập -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved