Chép phạt: đòn roi vô hình
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhChép phạt: đòn roi vô hình I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Chép phạt: đòn roi vô hình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Người điều hành
Người điều hành
Admin

Tên thật : Tuyên Hóa High School
Giới tính : Nam
Đang học lớp : Trung cấp Quản lý nhân sự
Tuổi : 49
Tổng số bài gửi : 1239
Cầm tinh con : Mèo(Mão)
Điểm : 2476
Birthday : 06/03/1975
Được cảm ơn(lần) : 63
Ngày tham gia : 04/11/2010
Đến từ : Tuyên Hoá-Quảng Bình Resort
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Chủ tịch HĐQT kiêm Bảo vệ
Sở thích : Cafe, Sting, Cờ tướng, đi bộ dưới trời mưa sấm sét,...
Yahoo! : Mylove_t0603

Chép phạt: đòn roi vô hình Empty
Bài gửiTiêu đề: Chép phạt: đòn roi vô hình   Chép phạt: đòn roi vô hình I_icon_minitimeMon Apr 11, 2011 8:12 pm

Bắt chép phạt để răn đe, uốn nắn khi học sinh vi phạm nội quy hoặc không thuộc bài… là hình thức xử phạt đang phổ biến tại nhiều trường học. Thế nhưng, cách giáo dục này có mang tính sư phạm và dù có, liệu còn phù hợp?
Một kiểu nhục hình

Trước đây, tại trường cấp 2 - 3 Đ. (quận Gò Vấp, TPHCM) khi học sinh vi phạm như nói chuyện riêng, không thuộc bài, đi trễ…, lập tức giáo viên hoặc cán bộ quản nhiệm sẽ quy ra roi. Thế nhưng, khi hình thức xử phạt này bị lên án, trường đã linh động đưa ra hình thức xử phạt mới để “uốn nắn” học sinh: chép phạt. N.M., một học sinh trường này cho biết: “Nếu nói chuyện hay không thuộc bài, lần đầu sẽ bị nhắc nhở nhưng tái phạm sẽ bị giáo viên phạt bằng cách bắt chép nguyên cuốn Hạt giống tâm hồn. Sau đó, tụi em phải viết bài cảm nghĩ, kiểm điểm lại lỗi vi phạm”.

Nhiều trường cũng áp dụng hình thức xử phạt này, đặc biệt là khi học sinh không thuộc bài hoặc không làm bài. Theo đó, học sinh sẽ phải chép lại nguyên văn bài không thuộc nhiều lần, nếu không đạt “chỉ tiêu” theo quy định của giáo viên, số lần chép phạt cứ thế tăng lên. N.T., học sinh lớp 11 trường P. (quận 6, TPHCM) cho biết: “Cô giáo chủ nhiệm quy định, không học thuộc bài bắt chép phạt từ 50 - 100 lần kể cả những môn dài dằng dặc như văn, sử. Có khi mấy bạn lớp em còn bị chép phạt mấy trăm lần!”

Hình thức chép phạt thường là “cam kết” giữa thầy và trò, vì vậy nếu vi phạm học sinh thường phải tuân thủ quy định, dù tuân thủ với thái độ miễn cưỡng. Một học sinh trường THPT M. (quận 3, TPHCM) kể: “Làm bài kiểm tra dưới điểm trung bình là tụi em bị chép phạt. Các môn toán, hoá, lý mà không thuộc công thức tụi em cũng phải bò ra chép phạt. Nếu không chấp hành, hình phạt có thể tăng dần từ vài chục lên đến vài trăm lần. Tụi em cũng phải miễn cưỡng làm theo chứ thú thật chép cả trăm lần công thức vẫn hoàn quên”.

Không diễn ra ở khối THPT mà ở cấp 1, cấp 2, việc bắt học sinh chép phạt cũng diễn ra phổ biến. Một giáo viên trường tiểu học N. (quận Tân Bình, TPHCM) cho biết, hình thức chép phạt cũng hay được thầy cô giáo trong trường áp dụng, tuy nhiên “chỉ mang tính chất răn đe”. Theo giáo viên này, nếu học sinh không làm bài tập về nhà hoặc không thuộc từ vựng tiếng Anh thì phải chép phạt mười lần những phần chưa làm hoặc chưa thuộc. Tuy nhiên “bắt chép phạt cả trăm lần thì trường không áp dụng”, vị này khẳng định.

Trò chuyện với chúng tôi trước cổng trường N., một phụ huynh cho hay: “Có nhiều tối thấy cháu hí hoáy viết đi viết lại nhiều lần. Hỏi thì cháu cho biết do không thuộc bài nên bị cô bắt chép phạt mười lần. Cũng thấy thương cháu nhưng lại nghĩ cô đang rèn luyện tính kỷ luật cho cháu nên tôi và chồng không can thiệp”. Tuy nhiên, vị phụ huynh này cũng cho rằng: “Quá lạm dụng thì hình thức này mang lại tác dụng ngược”.

Chưa cấm nhưng nên bỏ!

Bà Nguyễn Thị Đan Thanh, giáo viên Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến kể, trong quá trình dạy học, bà chứng kiến nhiều trường hợp thầy cô dùng biện pháp bắt học sinh chép phạt: “Có những lúc chép phạt cũng có tác dụng, nhưng đa số thì không”. Bà Thanh phân tích, trong nhiều tình huống bị phạt phải chép bài nhiều lần, đặc biệt với những môn phải học thuộc lòng như sử, địa… nhiều học sinh bị “dị ứng” dẫn tới phản ứng tiêu cực như không chấp hành, bỏ giờ học, thậm chí buông xuôi “tới đâu thì tới” và không nhìn mặt thầy cô bộ môn.
Theo bà Bùi Thị Liên, giáo viên văn Trường THCS Thanh Đa, trước kia một số thầy cô trong trường cũng hay sử dụng hình thức chép phạt, nhưng gần đây trong các buổi họp giao ban chuyên môn, vấn đề này được đưa ra thảo luận, và “nhà trường không cấm tuyệt đối việc giáo viên sử dụng hình thức chép phạt, song cũng kêu gọi các thầy cô không nên sử dụng hình thức này trong việc giáo dục học sinh”. Về quan điểm cá nhân, bà Liên cho rằng việc áp dụng chép phạt dễ làm tổn thương các em, làm căng thẳng mối quan hệ cô - trò. Hình thức này không phù hợp với các phương pháp giáo dục mới. Theo bà Liên: “Nên tạo điều kiện để cho học sinh sửa sai thay bằng hình thức chép phạt”.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thị Kim Ân, hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Bình Trọng (quận 5) phát biểu: “Việc xử phạt học sinh bằng hình thức chép phạt là không khoa học, nếu không nói là phản sư phạm”. Cũng như bà Ân, có rất nhiều biện pháp giáo dục học sinh, nếu không được thì còn hậu thuẫn là ban giám hiệu và hội phụ huynh… “Ngành giáo dục cũng đã có nhiều khoá tập huấn thường xuyên cho giáo viên về ứng xử tình huống sư phạm và phương pháp giảng dạy tích cực. Trong mọi trường hợp, giáo viên không nên nóng vội”, bà Ân nói.
“Sở không đồng tình với việc sử dụng mọi biện pháp giáo dục học sinh bằng cách xử phạt. Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã có quy định về đạo đức nhà giáo, trong đó không cho phép giáo viên áp dụng các hình thức trừng phạt học sinh. Do đó, việc xử phạt, nếu xét trong những tình huống cụ thể mà vượt quá khuôn khổ giáo dục là giáo viên đó vi phạm quy chế” - ông Lâm An, trưởng phòng giáo dục trung học, Sở Giáo dục và đào tạo TPHCM.

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
https://truongtuyenhoa.forumvi.com
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

Chép phạt: đòn roi vô hình Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chép phạt: đòn roi vô hình   Chép phạt: đòn roi vô hình I_icon_minitimeThu Mar 29, 2018 9:10 am

Sức hút của ngành Văn - Báo chí

Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và định hướng dư luận xã hội đồng thời cung cấp cho độc giả những góc nhìn đa chiều về đời sống xã hội trong và ngoài nước, Báo chí đang trở thành một ngành học “hot” trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

Giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân giao lưu với nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm
Giảng viên và sinh viên ĐH Duy Tân giao lưu với nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm

Xây dựng một chương trình đào tạo bài bản, thực tế để cung cấp cho xã hội những phóng viên, nhà báo có tâm có tài đồng thời tạo cơ hội để các bạn trẻ có thiên hướng văn chương, yêu thích nghiệp viết lách được hoạt động trong các lĩnh vực Văn học, Báo chí, Truyền hình,… ngành Văn - Báo chí với truyền thống nhiều năm qua tại Đại học (ĐH) Duy Tân đã và đang thu hút đông đảo sinh viên theo học.

Chương trình đào tạo mang tính hiện đại

Với sự cho phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn ĐH Duy Tân đã bắt đầu triển khai đào tạo ngành Văn - Báo chí từ năm 2007. Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ giúp sinh viên ngành Văn - Báo chí ĐH Duy Tân có thể học cùng lúc bằng đôi với một trong những ngành khác như: Quan hệ Quốc tế, Văn hóa Du lịch, Truyền thông Đa phương tiện.

Đặc biệt, khác biệt lớn nhất trong đào tạo Văn - Báo chí tại ĐH Duy Tân so với các cơ sở đào tạo đại học khác là việc áp dụng mô hình đào tạo PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning - Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Đây là phương pháp đào tạo được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển áp dụng nhằm giúp sinh viên nắm bắt tốt kiến thức, có tư duy sáng tạo và có khả năng phản ứng nhanh trước nhiềuvấn đề nảy sinh trong nghề nghiệp thường ngày.

Với mô hình đào tạo tiên tiến này, ĐH Duy Tân chính là địa chỉ tin cậy cho những bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ trở thành các Nhà báo hoặc nhà hoạt động trong các lĩnh vực Truyền thông, Quan hệ Công chúng, Phúc lợi Xã hội trong tương lai.

Theo học ngành Văn - Báo chí tại ĐH Duy Tân, người học sẽ được tiếp nhận các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực báo chí và truyền thông cùng các kỹ năng làm báo (báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình), biên tập (sách, báo, tạp chí), thiết kế và đạo diễn các chương trình, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng,…hoặc nghiên cứu văn chương để có thể giảng dạy Văn học tại bậc phổ thông hay các trường Cao đẳng, Đại học hoặc đơn giản có đủ kiến thức về Văn học và Quan hệ Công chúng để tham gia công tác giao lưu, quan hệ quốc tế với đối tác ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình học, sinh viên còn được phân công thực tập tại các nhà xuất bản, tòa soạn báo, đài truyền hình,... nhằm tìm hiểu cách thức làm báo, tiếp cậnvấn đề - khai thác - xử lý thông tin để có được những bài báo, những chương trình truyền hình chất lượng.

Ngành Văn - Báo chí nói riêng và Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn nói chung đang là điểm nhấn quan trọng trong hướng tiếp cận tổng thể của ĐH Duy Tân với mục tiêu xây dựng một môi trường nhân văn hiện đại trong xu thế hội nhập và phát triển chung của đất nước.

Nghề nghiệp của nhiều thử thách và có tương lai

Đến nay, ngành Văn - Báo chí của ĐH Duy Tân đã có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp với tỉ lệ có việc làm rất cao, trên 95% sau 6 tháng. Quyết định theo đuổi nghiệp Văn - Báo chí là bạn đã lựa chọn cho mình một nghề năng động, có tương lai nhưng cũng không ít thử thách. Đặc biệt là với Báo chí - một lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù, khi mà câu chữ có thể làm bao người đổi đời hoặc đẩy ai đó xuống vực thẳm - thì vấn đề đạo đức, lương tâm nghề nghiệp lại càng cần được chú trọng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng rộng khắp của mạng xã hội cùng những góc nhìn đa chiều của các nhà báo và dư luận được chia sẻ rất nhanh trên mạng và các phương tiện thông tin đại chúng đã giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn về thực tế đời sống xã hội ngày nay. Tuy nhiên cũng sẽ có không ít những thông tin sai lệch, không được kiểm chứng được “tung” ra một cách có chủ ý để tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến tính mạng, tài sản, sự phát triển của các cá nhân, các doanh nghiệp,…

Bởi vậy, hơn bao giờ hết, sinh viên tốt nghiệp Văn - Báo chí phải được đào tạo để trở thành những Nhà báo thấm nhuần tinh thần “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, có bản lĩnh chính trị, có sự nhạy bén trước hình thức và nội dung thông tin, và luôn giữ một tinh thần “thép” để khai thác vấn đề một cách công bằng, đúng sự thật trước khi công bố cho dư luận. Và những yêu cầu này đã và đang được triển khai thành công trong chương trình đào tạo mang tính hiện đại, chuyên sâu Văn - Báo chí của ĐH Duy Tân.


Sức hút của ngành Văn - Báo chí - ảnh 1
Năm 2018, ĐH Duy Tân tiếp tục tuyển sinh ngành Văn - Báo chí với nhiều suất Học bổng có giá trị:


- Giảm 15% học phí năm học đầu tiên cho 50 thí sinh đăng ký ngành Văn - Báo chí có điểm xét tuyển cao và đăng ký sớm nhất.



- Học bổng Duy Tân trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000 VNĐ cho những thí sinh đăng ký vào học ngành Văn - Báo chí có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia >= Điểm trúng tuyển từ 3 - 10 điểm.

- Học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ cho những thí sinh đăng ký vào học ngành Văn - Báo chí có tổng điểm xét tuyển học bạ THPT từ 22 điểm trở lên.

- Học bổng Học sinh trường Chuyên trị giá 5.000.000 đồng/suất cho năm học đầu tiên, áp dụng cho tất cả các thí sinh từng hoặc đang học trường Chuyên của các tỉnh và thành phố đăng ký học Văn - Báo chí có tổng điểm xét tuyển 3 môn >= 22 điểm (theo xét tuyển Học bạ THPT) và có tổng điểm 3 môn xét tuyển >= 18 điểm (theo theo kết quả thi THPT quốc gia).

- Học bổng Ưu tiên tuyển Trực tiếp trị giá 5.000.000 đồng/suất cho năm học đầu tiên dành cho các thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia, đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Khoa học, Kỹ thuật cấp Quốc gia đăng ký theo học ngành Văn - Báo chí tại ĐH Duy Tân.

Môn Xét tuyển



Sức hút của ngành Văn - Báo chí - ảnh 2
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo Văn - Báo chí của ĐH Duy Tân tại đây: Ngành Văn - Báo chí


Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân

254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391

Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn

Email: tuyensinh@duytan.edu.vn


https://www.tienphong.vn/giao-duc/suc-hut-cua-nganh-van-bao-chi-1247369.tpo

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

Chép phạt: đòn roi vô hình Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chép phạt: đòn roi vô hình   Chép phạt: đòn roi vô hình I_icon_minitimeThu Mar 29, 2018 12:26 pm

55 trường đại học tham gia Hội nghị thường niên CDIO vùng Châu Á năm 2018
Hội nghị CDIO khu vực Châu Á 2018 thu hút sự tham gia của đại biểu đến từ 12 trường ĐH trên thế giớiHội nghị CDIO khu vực Châu Á 2018 thu hút sự tham gia của đại biểu đến từ 12 trường ĐH trên thế giới

GD&TĐ - Tại Đà Nẵng đã diễn ra khai mạc Hội nghị thường niên CDIO vùng Châu Á năm 2018 với sự tham gia của 200 đại biểu của 55 trường đại học đến từ 12 quốc gia trên thế giới do trường ĐH Duy Tân đăng cai.
Diễn ra từ ngày 12 – 14/3, các nhà giáo dục, doanh nghiệp tham dự Hội nghị thường niên CDIO vùng Châu Á năm 2018 có cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm hay nhất trong việc đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục kỹ thuật.

Một số tham luận tiêu biểu như: Tìm kiếm sự kết thúc trong việc đổi mới đào tạo kỹ sư; Giáo dục học cho lớp học ngược dựa vào thực nghiệm; Trí tuệ nhân tạo và Máy học; Sự quan tâm của SV đối với xây dựng thành phố thông minh hơn; Chương trình đào tạo linh hoạt để có cơ hội việc làm tối ưu…

Cũng trong khuôn khổ của Hội nghị còn có hoạt động thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho sinh viên CDIO Academy.

CDIO (Conceive - Hình thành Ý tưởng; Design - Thiết kế Ý tưởng/Sản phẩm; Implement - Thực hiện/Triển khai Ý tưởng/Sản phẩm; Operate - Vận hành Sản phẩm/Dự án) là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

Khởi nguồn vào năm 2000 từ Viện Công nghệ Massachusetts - MIT (Hoa Kỳ), cho đến nay mạng lưới các trường đại học áp dụng CDIO trên thế giới đang ngày càng được mở rộng, đặc biệt là ở Mỹ và Bắc Âu. CDIO được biết đến như là một hệ thống các phương pháp xây dựng chương trình, nội dung và cách thức đào tạo các ngành nghề kỹ thuật. CDIO cũng được xem như là một quy trình đào tạo chuẩn, căn cứ vào yêu cầu đầu ra (outcome-based) để thiết kế các định chế đầu vào, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy.

Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, logic và về phương pháp tổng thể mang tính phổ cập có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực giáo dục và đào tạo khác nhau. Cách tiếp cận CDIO hướng tới đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn (năng lực C-D-I-O) và ý thức trách nhiệm với xã hội.

Đến nay, Hiệp hội CDIO thế giới đã có trên 100 thành viên là các trường Đại học Công nghệ Kỹ thuật uy tín hàng đầu; trong đó, Hiệp hội CDIO Khu vực châu Á hiện có 28 thành viên.

Riêng tại Việt Nam đã có 5 trường đại học được kết nạp là thành viên của Hiệp hội CDIO, bao gồm Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học FPT.


http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/55-truong-dai-hoc-tham-gia-hoi-nghi-thuong-nien-cdio-vung-chau-a-nam-2018-3918421.html

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chép phạt: đòn roi vô hình Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chép phạt: đòn roi vô hình   Chép phạt: đòn roi vô hình I_icon_minitime

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

Chép phạt: đòn roi vô hình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» 25 năm hình thành phát triển, đại học tư thục ngày càng đóng vai trò quan trọng
» Phát triển đảng trong trường học: Mô hình từ trường Đại học Duy Tân
» ĐH Duy Tân phát triển ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý phim Xquang, CT
» ĐH Duy Tân phát triển ứng dụng Phát hiện Covid-19 qua xử lý phim Xquang, CT
» Hình ảnh cực sốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Học tập :: -‘๑’- Kinh nghiệm học tập -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved