Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhHướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
vàng
Level 7
Level 7
vàng

Tên thật : Vàng
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : 11A1
Tuổi : 29
Tổng số bài gửi : 115
Cầm tinh con : Chó(Tuất)
Điểm : 287
Birthday : 01/01/1995
Được cảm ơn(lần) : 7
Ngày tham gia : 26/01/2011
Đến từ : Đồng Lê
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Student
Sở thích : !!

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý   Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 9:06 pm

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý

(Nguồn: Sách Hướng dẫn kĩ năng Địa lý của ThS.Nguyễn Xuân Hòa)


A. BIỂU ĐỒ - KĨ THUẬT THỂ HIỆN

I. BIỂU ĐỒ

1. Hệ thống các biểu đồ và phân loại.


Biểu đồ địa lý rất đa dạng, ta thường gặp trong các tài liệu sách báo trình bày về các lĩnh vực kinh tế
hay trong các phòng triển lãm; Cách thể hiện biểu đồ có thể khác nhau,
ví dụ trong các phòng triển lãm, người ta thường cách điệu hóa chúng
dưới dạng không gian ba chiều, nhưng vẫn thể hiện được tính chất khách
quan về mặt khoa học. Đối với khoa học Địa lí, chúng ta cũng gặp khá
đầy đủ các dạng biểu đồ khác nhau trong lĩnh vực địa lí tự nhiên (biểu
đồ về khí hậu, khí tượng, thuỷ văn…) hay trong địa lý kinh tế
- xã hội (biểu đồ về dân cư – dân tộc, tình hình phát triển kinh tế của
các ngành, các vùng…), cách thể hiện cũng đa dạng tùy thuộc vào yêu cầu
của bài viết, hay một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể.

Để có thể dễ dàng phân biết được các loại biểu đồ, ta có thể tạm xếp
biểu đồ thành 2 nhóm với 7 loại biểu đồ và khoảng 20 dạng khác nhau tùy
theo cách thể hiện

● Nhóm 1. Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng biểu đồ sau:

- Biểu đồ đường biểu diễn:

▪ Yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian.

▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều
đường biểu diễn (có cùng một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu
diễn (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ chỉ số phát triển

- Biểu đồ hình cột:

▪ Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.

▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2,
3,... cột gộp nhóm (cùng một đại lượng); Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp
nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều đối
tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang; Tháp dân số (dạng đặc
biệt)

- Biểu đồ kết hợp cột và đường.

▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng.

▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác
nhau); Biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng
phải cùng chung một đơn vị tính).

● Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau:

- Biểu đồ hình tròn.

▪ Yêu cầu thể hiện: Cơ cấu thành phần của một tổng thể; Qui mô của đối tượng cần trình bày.

▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; 2, 3 biểu đồ hình
tròn (kích thước bằng nhau); 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước khác
nhau); Biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn; Biểu đồ hình vành khăn.

- Biểu đồ cột chồng.


▪ Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể.

▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một đại lượng).

- Biểu đồ miền.

▪ Yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm.

▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng nối tiếp”; Biểu đồ miền “chồng từ gốc toạ độ”.

- Biểu đồ 100 ô vuông. Chủ yếu dùng để thể hiện cơ cấu đối tượng. Loại
này cũng có các dạng biểu đồ một hay nhiều ô vuông (cùng một đại lượng).

2. Kỹ năng lựa chọn biểu đồ.

2.1. Yêu cầu chung.


Để thể hiện tốt biểu đồ,
cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng tính toán,
xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số
phát triển, tính bán kính hình tròn...); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác,
đúng, đẹp...); kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ; kỹ năng sử dụng các
dụng cụ vẽ kỹ thuật (máy tính cá nhân, bút, thước...)

2.2. Cách thể hiện.

a. Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất.
Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3
phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần
làm)

● Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
- Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ
hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng … năm...”. Như vậy, ta có thể xác
định ngay được biểu đồ cần thể hiện.

- Dạng lời dẫn kín. Ví
dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể
hiện…. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi
ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu
các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao
giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ
gì.

- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế
năm...)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu
đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở
trong câu hỏi. Ví dụ:

+ Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường
có những từ gợi mở đi kèm như “tăng trưởng”, “biến động”, “phát triển”,
“qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua
các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát
triển của nền kinh tế.... v.v.

+ Khi vẽ biểu đồ hình cột:
Thường có các từ gợi mở như: ”Khối lượng”, “Sản lượng”, “Diện tích” từ
năm... đến năm...”, hay “Qua các thời kỳ...”. Ví dụ: Khối lượng hàng
hoá vận chuyển...; Sản lượng lương thực của …; Diện tích trồng cây công
nghiệp...

+ Khi vẽ biểu đồ cơ cấu: Thường có các từ gợi mở “Cơ
cấu”, “Phân theo”, “Trong đó”, “Bao gồm”, “Chia ra”, “Chia theo...”. Ví
dụ: Giá trị ngành sản lượng công nghiệp phân theo...; Hàng hoá vận
chuyển theo loại đường...; Cơ cấu tổng giá trị xuất - nhập khẩu...

● Căn cứ vào trong bảng số liệu thống kê: Việc nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn vẽ biểu đồ thích hợp, cần lưu ý:

- Nếu bảng số liệu đưa ra dãy số liệu: Tỉ lệ (%), hay giá trị tuyệt đối
phát triển theo một chuỗi thời gian (có ít nhất là từ 4 thời điểm trở
lên). Nên chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.

- Nếu có dãy số
liệu tuyệt đối về qui mô, khối lượng của một (hay nhiều) đối tượng biến
động theo một số thời điểm (hay theo các thời kỳ). Nên chọn biểu đồ
hình cột đơn.

- Trong trường hợp có 2 đối tượng với 2 đại
lượng khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ. Ví dụ: diện tích (ha),
năng suất (tạ/ha) của một vùng nào đó theo chuỗi thời gian. Chọn biểu
đồ kết hợp.

- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với
các đại lượng khác nhau (tấn, mét, ha...) diễn biến theo thời gian.
Chọn biểu đồ chỉ số.

- Trong trường hợp bảng số liệu trình bày
theo dạng phân ra từng thành phần. Ví dụ: tổng số, chia ra: nông - lâm
– ngư; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. Với bảng số liệu này ta chọn
biểu đồ cơ cấu, có thể là hình tròn; cột chồng; hay biểu đồ miền. Cần
lưu ý:

▪ Nếu vẽ biểu đồ hình tròn: Điều kiện là số liệu các thành phần khi tính toán phải bằng 100% tổng.

▪ Nếu vẽ biểu đồ cột chồng: Khi một tổng thể có quá nhiều thành phần,
nếu vẽ biểu đồ hình tròn thì các góc cạnh hình quạt sẽ quá hẹp, trường
hợp này nên chuyển sang vẽ biểu đồ cột chồng (theo đại lượng tương đối
(%) cho dễ thể hiện.

▪ Nếu vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số
liệu, các đối tượng trải qua từ 4 thời điểm trở lên (trường hợp này
không nên vẽ hình tròn).

● Căn cứ vào lời kết của câu hỏi.

Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ
một loại biểu đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Anh (chị)
hãy vẽ biểu đồ thích hợp... Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu… và giải
thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”. Như vậy, trong lời kết của
câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc nhóm biểu đồ
cơ cấu) là thích hợp.

b. Kỹ thuật tính toán, xử lý các số liệu để vẽ biểu đồ. Đối với một số loại biểu đồ (đặc biệt là biểu đồ cơ cấu), cần phải tính toán và xử lý số liệu như sau:

● Tính tỉ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể. Có 2 trường hợp xảy ra

- Trường hợp (1): Nếu bảng thống kê có cột tổng. Ta chỉ cần tính theo công thức:

Tỉ lệ cơ cấu (%) của (A) = [Số liệu tuyệt đối của (thành phần A)/Tổng số] x 100

- Trường hợp (2): Nếu bảng số liệu không có cột tổng, ta phải cộng số
liệu giá trị của từng thành phần ra (tổng) rồi tính như trường hợp (1).

● Tính qui đổi tỉ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ
biểu đồ hình tròn. Chỉ cần suy luận: Toàn bộ tổng thể = 100% phủ kín
hình tròn (3600), như vậy 1% = 3,60. Để tìm ra độ góc của các thành
phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từng thành phần nhân với
3,60 (không cần trình bày từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm)

● Tính bán kính các vòng tròn. Có 2 trường hợp xảy ra:

- Trường hợp (1). Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%). Ta vẽ các
hình tròn có bán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu
đồ lớn nhỏ khác nhau.

- Trường hợp (2). Nếu số liệu của các
tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khác nhau), ta phải vẽ các
biểu đồ có bán kính khác nhau. Ví dụ: Giá trị sản lượng công nghiệp của
năm (B) gấp 2,4 lần năm (A), thì diện tích biểu đồ (B) cũng sẽ lớn gấp
2,4 lần biểu đồ (A); Hay bán kính của biểu đồ (B) sẽ bằng:Căn bậc hai
của 2,4 = 1,54 lần bán kính biểu đồ (A).

Lưu ý trường hợp
thứ (2) chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai biểu đồ khi mà hai
biểu đồ này sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của hai năm
khác nhau nhưng cùng được tính theo một giá so sánh; Hay sản lượng của
các ngành tính theo hiện vật như tấn, triệu mét,...; Hay hiện trạng sử
dụng đất cùng tính bằng triệu ha, ha,...)

● Tính chỉ số phát triển. Có 2 trường hợp xảy ra:

- Trường hợp (1):

Nếu bảng số liệu về tình hình phát triển của ngành kinh tế nào đó trải
qua ít nhất là từ 4 thời điểm với 2 đối tượng khác nhau), yêu cầu tính
chỉ số phát triển (%).

Cách tính: Đặt giá trị đại lượng của
năm đầu tiên trong bảng số liệu thống kê thành năm đối chứng = 100%.
Tính cho giá trị của những năm tiếp theo: Giá trị của năm tiếp theo
(chia) cho giá trị của năm đối chứng, rồi (nhân) với 100 sẽ thành tỉ lệ
phát triển (%) so với năm đối chứng; Số đó được gọi là chỉ số phát
triển.

Ví dụ: Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng và năng suất lúa qua các năm từ 1995 - 2005.

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Bc7xm4j7w8a56c7dvt8d

- Trường hợp (2): Nếu bảng thống kê có nhiều đối tượng đã có sẵn chỉ số
tính theo năm xuất phát. Ta chỉ cần vẽ các đường biểu diễn cùng bắt đầu
ở năm xuất phát và từ mốc 100% trên trục đứng.

● Một số trường hợp cần xử lý, tính toán khác.

- Tính năng suất cây trồng: Năng suất = Sản lượng/Diện tích (đơn vị: tạ/ha)

- Tính giá trị xuất khẩu & nhập khẩu:

▪ Tổng giá trị xuất, nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu.

▪ Cán cân xuất nhập khẩu: = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu. Nếu
xuất > nhập: Cán cân XNK dương ( + ) xuất siêu. Nếu xuất < nhập:
Cán cân XNK âm ( - ) nhập siêu).

Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá tị nhập khẩu) x 100

- Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử

c. Nhận xét và phân tích biểu đồ.

● Khi phân tích biểu đồ: dựa vào số liệu trong bảng thống kê và biểu đồ
đã vẽ. Nhận xét phải có số liệu để dẫn chứng, không nhận xét chung
chung. Giải thích nguyên nhân, phải dựa vào kiến thức của các bài đã
học.

- Lưu ý khi nhận xét, phân tích biểu đồ:

▪ Đọc
kỹ câu hỏi để nắm yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích. Cần tìm
ra mối liên hệ (hay tính qui luật nào đó) giữa các số liệu. Không được
bỏ sót các dữ kiện cần phục vụ cho nhận xét, phân tích.


Trước tiên cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung,
sau đó phân tích các số liệu thành phần; Tìm mối quan hệ so sánh giữa
các con số theo hàng ngang; Tìm mối quan hệ so sánh các con số theo
hàng dọc; Tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất & trung bình
(đặc biệt chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột…trên biểu đồ
thể hiện sự đột biến tăng hay giảm).

▪ Cần có kỹ năng tính tỉ lệ (%), hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét, phân tích.

- Phần nhận xét, phân tích biểu đồ, thường có 2 nhóm ý:

▪ Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu: dựa vào biểu đồ đã vẽ & bảng số liệu đã cho để nhận xét.

▪ Giải thích nguyên nhân của các diễn biến (hoặc mối quan hệ) đó: dựa vào những kiến thức đã học để g.thích nguyên nhân.

● Sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ.

- Trong các loại biểu đồ cơ cấu: số liệu đã được qui thành các tỉ lệ
(%). Khi nhận xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận
xét. Ví dụ, nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế ta qua
một số năm. Không được ghi: ”Giá trị của ngành nông – lâm - ngư có xu
hướng tăng hay giảm”. Mà phải ghi: “Tỉ trọng giá trị của ngành nông –
lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”.

- Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ.

Cần sử dụng những từ ngữ phù hợp. Ví dụ:

▪ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như:
“Tăng”; “Tăng mạnh”; “Tăng nhanh”; “Tăng đột biến”; “Tăng liên tục”,…
Kèm theo với các từ đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể
tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉ đồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu
(%), bao nhiêu lần?).v.v.

▪ Về trạng thái giảm: Cần dùng những
từ sau: “Giảm”; “Giảm ít”; “Giảm mạnh”; “Giảm nhanh”; “Giảm chậm”;
“Giảm đột biến” Kèm theo cũng là những con số dẫn chứng cụ thể. (triệu
tấn; tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm bao nhiêu
lần?).v.v.

▪ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt
sự phát triển như:”Phát triển nhanh”; “Phát triển chậm”; ”Phát triển ổn
định”; “Phát triển không ổn định”; ”Phát triển đều”; ”Có sự chệnh lệch
giữa các vùng”.v.v.

▪ Những từ ngữ thể hiện phải: Ngắn, gọn, rõ ràng, có cấp độ; Lập luận phải hợp lý sát với yêu cầu...

3. Một số gợi ý khi lựa chọn và vẽ các biểu đồ


3.1. Đối với các biểu đồ: Hình cột; Đường biểu diễn (đồ thị); Biểu đồ kết hợp (cột và đường); Biểu đồ miền. Chú ý:

▪ Trục giá trị (Y) thường là trục đứng:

Phải có mốc giá trị cao hơn giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu. Phải
có mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị. Phải ghi danh số ở đầu cột
hay dọc theo cột (ví dụ: tấn, triệu, % ,..). Phải ghi rõ gốc tọa độ, có
trường hợp ta có thể chọn gốc tọa độ khác (0), nếu có chiều âm (-) thì
phải ghi rõ.

▪ Trục định loại (X) thường là trục ngang:

Phải ghi rõ danh số (ví dụ: năm, nhóm tuổi.v.v.). Trường hợp trục ngang
(X) thể hiện các mốc thời gian (năm). Đối với các biểu đồ đường biểu
diễn, miền, kết hợp đường và cột, phải chia các mốc trên trục ngang (X)
tương ứng với các mốc thời gian. Riêng đối với các biểu đồ hình cột,
điều này không có tính chất bắt buộc, nhưng vẫn có thể chia khoảng cách
đúng với bảng số liệu để ta dễ dàng quan sát được cả hai mặt qui mô và
động thái phát triển. Phải ghi các số liệu lên đầu cột (đối với các
biểu đồ cột đơn).

Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu
có sự chênh lệch quá lớn về giá trị của một vài cột (lớn nhất) và các
cột còn lại. Ta có thể dùng thủ pháp là vẽ trục (Y) gián đoạn ở chỗ
trên giá trị cao nhất của các cột còn lại. Như vậy, các cột có giá trị
lớn nhất sẽ được vẽ thành cột gián đoạn, như vậy biểu đồ vừa đảm bảo
tính khoa học và thẩm mĩ.

▪ Biểu đồ phải có phần chú giải và
tên biểu đồ. Nên thiết kế ký hiệu chú giải trước khi vẽ các biểu đồ thể
hiện các đối tượng khác nhau. Tên biểu đồ có thể ghi ở trên, hoặc dưới
biểu đồ.

3.2. Đối với biểu đồ hình tròn: Cần chú ý:

▪ Thiết kế chú giải trước khi vẽ các hình quạt thể hiện các phần của
đối tượng. Trật tự vẽ các hình quạt phải theo đúng trật tự được trình
bày ở bảng chú giải.

▪ Nếu vẽ từ 2 biểu đồ trở lên: Phải thống
nhất qui tắc vẽ, vẽ hình quạt thứ nhất lấy từ tia 12 giờ (như mặt đồng
hồ), rồi vẽ tiếp cho hình quạt thứ 2, 3... thuận chiều kim đồng hồ.
Trường hợp vẽ biểu đồ cặp hai nửa hình tròn thì trật tự vẽ có khác đi
một chút. Đối với nửa hình tròn trên ta vẽ hình quạt thứ nhất bắt đầu
từ tia 9 giờ, rồi vẽ tiếp cho thành phần thứ 2, 3 ... thuận chiều kim
đồng hồ; đối với nửa hình tròn dưới ta cũng vẽ hình quạt thứ nhất từ
tia 9 giờ và vẽ cho thành phần còn lại nhưng ngược chiều kim đồng hồ

▪ Nếu bảng số liệu cho là cơ cấu (%): thì vẽ các biểu đồ có kích thước
bằng nhau (vì không có cơ sở để vẽ các biểu đồ có kích thước lớn, nhỏ
khác nhau).

▪ Nếu bảng số liệu thể hiện là giá trị tuyệt
đối: thì phải vẽ các biểu đồ có kích thước khác nhau một cách tương
ứng. Yêu cầu phải tính được bán kính cho mỗi vòng tròn.

▪ Biểu đồ phải có: phần chú giải, tên biểu đồ (ở trên hoặc ở dưới biểu đồ đã vẽ).

3.3. Đối với biểu đồ hình vuông (100 ô vuông ).

Thường được dùng thể hiện cơ cấu. Nhưng nói chung biểu đồ này ít dùng,
vì khi vẽ tốn thời gian, tốn diện tích thể hiện, khả năng truyền đạt
thông tin có hạn, khi thể hiện phần lẻ không uyển chuyển bằng biểu đồ
hình tròn. Các qui ước khác giống như vẽ biểu đồ hình tròn.

3.4. Khi lựa chọn và vẽ các loại biểu đồ cần lưu ý:

Các loại biểu đồ có thể sử dụng thay thế cho nhau tùy theo đặc trưng
của các số liệu và yêu cầu của nội dung. Khi lựa chọn các loại biểu đồ
thích hợp, cần hiểu rõ những ưu điểm, hạn chế cũng như khả năng biểu
diễn của từng loại biểu đồ. Cần tránh mang định kiến về các loại biểu
đồ, học sinh dễ nhầm lẫn khi số liệu cho là (%) không nhất thiết phải
vẽ biểu đồ hình tròn. Ví dụ, bảng số liệu cho tỉ suất sinh, tỉ suất tử
qua năm (đơn vị tính %). Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tỉ suất
sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên; trường hợp này không thể
vẽ biểu đồ hình tròn được, mà chuyển sang vẽ biểu đồ miền chồng từ gốc
tọa độ.
Việc lựa chọn, vẽ biểu đồ phụ thuộc vào đặc điểm của
chuỗi số liệu. Ví dụ, trong tổng thể có các thành phần chiếm tỉ trọng
quá nhỏ (hoặc quá nhiều thành phần) như cơ cấu giá trị sản lượng của 19
nhóm ngành CN nước ta thì rất khó vẽ biểu đồ hình tròn; Hoặc yêu cầu
thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP của nước ta trải qua ít nhất là 4 năm
(thời điểm) thì việc vẽ biểu đồ hình tròn chưa hẳn là giải pháp tốt
nhất.

Mục đích phân tích: Cần lựa chọn một số cách tổ hợp
các chỉ tiêu, đan cắt các chỉ tiêu. Sau đó chọn cách tổ hợp nào là tốt
nhất thể hiện được ý đồ lý thuyết.

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý 6bhxm84galvtxvmf6jif


Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Nkk6lennbbxxvm932fhp

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
vàng
Level 7
Level 7
vàng

Tên thật : Vàng
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : 11A1
Tuổi : 29
Tổng số bài gửi : 115
Cầm tinh con : Chó(Tuất)
Điểm : 287
Birthday : 01/01/1995
Được cảm ơn(lần) : 7
Ngày tham gia : 26/01/2011
Đến từ : Đồng Lê
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Student
Sở thích : !!

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý   Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 9:07 pm

II. KĨ THUẬT THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ

Nhóm 1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUI MÔ, ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN

1. BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN


1.1. Đặc điểm chung.
Biểu đồ này dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo chuỗi
thời gian, không dùng để thể hiện sự biến động theo không gian hay theo
các thời kỳ (giai đoạn). Các mốc thời gian thường là các thời điểm xác
định (tháng, năm...).

1.2. Các biểu đồ thường gặp:

- Biểu đồ có 1 đường biểu diễn (thể hiện tiến trình phát triển của 1
đối tượng). Biểu đồ có 2 - 3 đường biểu diễn (thể hiện các đối tượng có
cùng một đại lượng). Cả 2 dạng trên đều được thể hiện trên một hệ trục
toạ độ, có 1 trục đứng thể hiện mốc giá trị và 1 trục ngang thể hiện
mốc thời gian.

- Biểu đồ có 2 đường biểu diễn của 2 đại lượng
khác nhau. Biểu đồ này dùng 2 trục đứng thể hiện giá trị của 2 đại
lượng khác nhau, khi thể hiện có thể phân chia các mốc giá trị ở mỗi
trục đứng bằng nhau hoặc khác nhau tuỳ theo chuỗi số liệu. Mục đích là
để khi trình bày biểu đồ đẹp - đảm bảo tính mỹ quan...

- Biểu
đồ đường (dạng chỉ số phát triển). Thường dùng thể hiện nhiều đối tượng
với nhiều đại lượng khác nhau. Các đường biểu diễn đều xuất phát từ mốc
100%. Biểu đồ có trục giá trị, hằng số là (%).

1.3. Qui trình thể hiện biểu đồ đường. Cần tuân thủ theo qui trình và qui tắc sau:

* Bước 1: Nghiên cứu kỹ câu hỏi để xác định dạng biểu đồ thích hợp (xem trong mục cách lựa chọn và vẽ biểu đồ đã trình bày ở phần trước).

* Bước 2. Kẻ trục toạ độ. Cần chú ý:

Trục đứng (ghi mốc giá trị), trục ngang (ghi mốc thời gian). Chọn độ
lớn của các trục hợp lý, đảm bảo tính mỹ thuật, dễ quan sát (đặc biệt
là khi các đường biểu diễn quá xít nhau). Nếu xảy ra trường hợp các đại
lượng có giá trị quá lớn, quá lẻ (hoặc có từ 3 đại lượng trở lên...).
Nên chuyển các đại lượng tuyệt đối thành đại lượng tương đối (%) để vẽ.
Trong trường hợp này, biểu đồ chí có 1 trục đứng và 1 trục ngang. Ở đầu
các trục đứng phải ghi danh số (ví dụ: triệu ha, triệu tấn, triệu
người, tỉ USD ...). Ở đầu trục ngang ghi danh số (ví dụ: năm). Ở 2 đầu
cột phải có chiều mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị và thời gian (
).

Trên trục ngang (X) phải chia các mốc thời gian phù hợp
với tỉ lệ khoảng cách các năm. Trên trục đứng (Y), phải ghi mốc giá trị
cao hơn mốc giá trị cao nhất của chuỗi số liệu. Phải ghi rõ gốc toạ độ
(gốc tọa độ có thể là (0), cũng có trường hợp gốc tọa độ khác (0), nếu
có chiều âm (-) thì phải ghi rõ. Với dạng biểu đồ có 2 đại lượng khác
nhau: Kẻ 2 trục (Y) và (Y’) đứng ở 2 mốc thời gian đầu và cuối.

* Bước 3:
Xác định các đỉnh: Căn cứ vào số liệu, đối chiếu với các mốc trên trục
(Y) và (X) để xác định toạ độ các đỉnh. Nếu là biểu đồ có từ 2 đường
trở lên thì các đỉnh nên vẽ theo ký hiệu khác nhau (ví dụ: ●, ♦, ○).
Ghi số liệu trên các đỉnh. Kẻ các đoạn thẳng nối các đỉnh để thành
đường biểu diễn.

* Bước 4: Hoàn thiện phần vẽ: Lập bảng
chú giải (nên có khung). Ghi tên biểu đồ (ở trên, hoặc dưới), tên biểu
đồ phải ghi rõ 3 thành phần: “Biểu đồ thể hiện vấn đề gì? ở đâu? thời
gian nào?”

* Bước 5: Phân tích và nhận xét (xem trong nội dung đã trình bày ở phần trước)

1.4. Tiêu chí đánh giá.

(1) Chọn đúng biểu đồ thích hợp nhất. (2) Trục toạ độ phải phân chia
các mốc chuẩn xác. Các mốc ở cột ngang phải phù hợp với tỉ lệ khoảng
cách thời gian các năm của bảng số liệu. Phải ghi hằng số ở đầu 2 trục.
Có chiều mũi tên chỉ hướng phát triển ở đầu 2 trục. (3) Đường biểu
diễn: Có đường chiều dọc, đường chiếu giá trị ngang các đỉnh (có thể
theo ngang các vạch mốc trục (Y). Ghi số liệu giá trị trên các đỉnh. Có
ký hiệu phân biệt các đỉnh và các đường (trường hợp có 2 đường). (4) Có
bảng chú giải. (5) Ghi đầy đủ tên của biểu đồ. (6) Nhận xét - phân tích
đủ, sát ý và chuẩn xác. (7) Hình vẽ và chữ viết đẹp.

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Lp3kq2rn3uxn5uzwqb5i

b. Nhận xét:

- Do dân số nước ta tăng rất nhanh làm cho qui mô dân số ngày càng lớn.

- Từ 1921 - 2005: dân số nước ta tăng 5,33 lần (tăng thêm 67,5 triệu
người) tương đương với số dân của quốc gia đông dân trên thế giới.
- Thời gian tăng dân số gấp đôi rút ngắn dần: từ 1921 - 1961 (40 năm)
dân số nước ta tăng gấp đôi; từ 1961 - 1989 (28 năm) dân số lại tăng
gấp đôi.

c. Hậu quả của sự tăng dân số quá nhanh:

- Chất lượng cuộc sống giảm sút: GDP/người thấp, LT-TP, y tế, VH-GD khó nâng cao chất lượng...

- Tài nguyên - môi trường bị hủy hoại (nạn phá rừng, xói mòn đất đai, ô
nhiễm nguồn nước, không khí, không gian cư trú chật hẹp ...).

- Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế (tích luỹ và tăng trưởng GDP...)

@. Dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn có cùng một đại lượng.

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Tds3o1kaj2gs60bhnkmn

b. Nhận xét.

- Trong thời gian từ 1990 - 2005, diện tích của cây cà phê và cao su đều tăng.

- Tốc độ tăng khác nhau qua các thời kỳ:

+ Cây cà phê: diện tích tăng 4,17 lần (riêng năm 1992 diện tích giảm
15.400 ha so với 1990); từ 1995 diện tích bắt đầu tăng rất nhanh đến
2000 vượt diện tích của cây cao su.

+ Cây cao su: Diện tích
tăng 2,18 lần, tăng không ổn định (năm 1992 giảm 9.300 ha so với năm
1990, năm 2000 giảm 900 ha so với năm 1999); Bắt đầu tăng tăng nhanh từ
sau năm 1995.

c. Giải thích. Cà phê và cao su đều là
cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta, nhưng diện tích cà phê
tăng nhanh hơn bởi vì thời gian gieo trồng và cho thu hoạch nhanh hơn,
giá trị kinh tế cao, thị trường của cà phê được mở rộng hơn.

@. Dạng biểu đồ có 2 đường biểu diễn không cùng đại lượng.

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Zajy9ur55y1d9hctkn10

b. Nhận xét.

- Mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng lúa được thể hiện bằng năng suất lúa (tạ/ha):

Năm 1981 1990 1995 1999 2003 2005
Năng suất lúa (tạ/ha) 22,3 31,8 36,9 41,0 46,9 48,9

- Trong thời gian từ 1981 - 2005:

+ Diện tích tăng 1,32 lần; sản lượng tăng trên 2,89 lần và năng suất tăng 2,19 lần.

+ Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất & sản lượng đó
là do khả năng mở rộng diện tích & tăng vụ hạn chế hơn so với khả
năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

+ Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong nông nghiệp, trong đó nổi bật là việc sử dụng các giống
mới, cho năng suất cao.

+ Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết
quả của cả việc mở rộng diện tích & tăng năng suất, quan trọng hơn
cả là do do áp dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, đưa các
giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng
vùng, do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng…

@. Biểu đồ đường (dạng biểu đồ chỉ số phát triển)

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Ff2i0otl88demsw5r0rk

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Km2pt8bhpi9dwmfon8zf

b. Nhận xét: Từ
1990 - 2005, cả diện tích, năng suất và sản lượng lúa đều tăng nhưng
tốc độ tăng khác nhau. Tăng nhanh nhất là sản lượng (1,86 lần) đến năng
suất (1,54 lần) và diện tích (1,21 lần).

c. Giải thích:

- Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất & sản lượng là
do khả năng mở rộng diện tích & tăng vụ hạn chế hơn so với khả năng
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.

-
Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong nông nghiệp…, trong đó nổi bật là việc sử dụng các giống
mới, cho năng suất cao.

- Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích & tăng năng suất.

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
vàng
Level 7
Level 7
vàng

Tên thật : Vàng
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : 11A1
Tuổi : 29
Tổng số bài gửi : 115
Cầm tinh con : Chó(Tuất)
Điểm : 287
Birthday : 01/01/1995
Được cảm ơn(lần) : 7
Ngày tham gia : 26/01/2011
Đến từ : Đồng Lê
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Student
Sở thích : !!

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý   Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 9:08 pm

2. BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT.

2.1. Đặc điểm: Biểu đồ
hình cột được dùng để thể hiện sự khác biệt về qui mô khối lượng của
một (hay một số) đối tượng nào đó; Thể hiện tương quan về độ lớn về các
đại lượng. Các cột đơn thể hiện các đại lượng khác nhau (có thể đặt
cạnh nhau), ta có biểu đồ cột - gộp nhóm.

2.2. Các dạng biểu đồ thường gặp: (7 dạng)

▪ Biểu đồ cột đơn thể hiện qui mô khối lượng qua các thời điểm khác nhau (năm)

▪ Biểu đồ cột đơn thể hiện qui mô khối lượng qua các thời kỳ

▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của một số đối tượng có cùng một đại lượng, trải qua một số thời điểm (hay các thời kỳ)

▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng có 2 đại lượng khác nhau
diễn ra ở một số thời điểm (hay trải qua một số thời kỳ)

▪ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng có cùng một đại lượng tại một thời điểm

▪ Biểu đồ thanh ngang: Đây là dạng đặc biệt của biểu đồ cột, khi ta
xoay trục giá trị Y (hàm số) thành trục ngang. Còn trục định loại X
(đối số) là trục đứng. Trường hợp này cũng có thể vẽ biểu đồ thanh
ngang (đơn, chồng) như đối với biểu đồ cột

▪ Tháp tuổi (đây là một dạng đặc biệt của biểu đồ thanh ngang).

2.3. Qui trình thể hiện:

▪ Bước 1: Nghiên cứu kỹ câu hỏi để chọn đúng biểu đồ cần vẽ.
Đối với biểu đồ hình cột, thường có chủ đề thể hiện (khối lượng, qui
mô, diện tích, dân số ...) tại những thời điểm nhất định hay từng thời
kỳ.

▪ Bước 2: Kẻ hệ trục toạ độ. Lưu ý:

Chọn kích
thước phù hợp với khổ giấy. Chọn chiều cao (Y) & chiều ngang (X)
không chênh lệch nhau quá lớn để biểu đồ đảm bảo tính mỹ thuật. Trên
trục ngang (X): Chia các mốc tương ứng với khoảng cách các năm trong
bảng số liệu.

Tuy nhiên, trong 2 trường hợp sau, các mốc thời gian chia đều nhau, đó là:

(1) Biểu đồ có quá nhiều thời điểm và các năm lại cách xa nhau.
(2) Đối tượng diễn biến theo giai đoạn (thời kỳ) chứ không phải là theo
các (năm). Vẽ cột thứ nhất (mốc đầu tiên) không được dính liền vào trục
đứng (Y).

▪ Bước 3: Dựng các cột. Cần đảm bảo theo qui tắc sau:

- Chia các mốc giá trị ở trục đứng (Y) và kẻ các đường đối chiếu ngang (mờ) để vẽ chính xác độ cao các cột

- Cột dựng thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian trên trục (X)

- Chiều ngang của các cột phải bằng nhau (không vẽ cột quá mảnh, hoặc quá to ngang)

- Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, nếu có sự chênh lệch quá lớn về
giá trị (giữa cột cao nhất và thấp nhất), ta có thể dùng thủ pháp là vẽ
cột gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại (các cột
lớn sẽ vẽ thành cột gián đoạn)

- Vẽ ký hiệu cho các cột (ký hiệu phải đúng với phần chú giải)

- Ghi số liệu trên đỉnh các cột (ghi ngang hoặc dọc tuỳ số lượng các cột)

- Lưu ý không vẽ các đường nối các đỉnh cột với nhau.

▪ Bước 4:

- Phần chú giải (có thể đóng khung).

- Phải ghi tên biểu đồ, tên biểu đồ phải thể hiện đủ 3 ý: biểu đồ về vấn đề gì? ở đâu? thời kỳ nào?

2.4. Phần nhận xét. Cần chú ý:

- Nhận xét và so sánh về qui mô, khối lượng (ít - nhiều, tăng - giảm, nhịp độ tăng...).

- Phần phân tích, nêu nguyên nhân (vận dụng kiến thức đã học, nên trình bày ngắn, gọn, rõ, sát ý)

2.5. Tiêu chuẩn đánh giá. (7 tiêu chí)

(1) Chọn đứng dạng biểu đồ thích hợp nhất .
(2) Vẽ hệ - trục toạ độ: Phân chia mốc giá trị chuẩn xác; Các mốc ở
trục ngang (X) phù hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm; Có chiều mũi tên
và ghi danh số ở đầu mũi tên của 2 đầu cột.
(3) Các cột đơn: Có
số đo chính xác; Ghi số liệu giá trị ở đỉnh các cột; Có đường chiếu
ngang ở các mốc giá trị trên trục (Y); Có ký hiệu cho từng loại cột
(nếu là cột đơn - gộp nhóm).
(4) Phải có bảng chú giải.
(5) Có ghi đầy đủ ý - tên của biểu đồ.
(6) Phần nhận xét, phân tích đủ ý - chuẩn xác. (
7) Trình bày sạch - đẹp cả về hình vẽ và chữ viết.

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý 6hz6ltt9l5tx6elya1tx

c. Giải thích: Nguyên nhân dẫn tới sản lượng lúa của nước ta tăng lên không ngừng, đó là do:

- Diện tích gieo trồng không ngừng được mở rộng.

- Công tác thủy lợi được quan tâm đúng mức.

- Đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng.

- Do thay đổi cơ cấu mùa vụ.

- Cơ chế khoán 10 cùng luật ruộng đất đã tạo ra sự chuyển biến nhanh trong sản xuất nông nghiệp.

- Nhà nước tập trung đầu tư vào 2 vùng trọng điểm lúa và thị trường có nhu cầu lớn.

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý 138au9zhmqk54rz5q9vj

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Vpbrsbyqgoarouidmf0x

- Từ 1971 - 1975: miền Bắc vừa có chiến tranh vừa có hòa bình
(01/01/1973 Mỹ ngừng ném bom phá hoại) miền Bắc đã có điều kiện phục
hồi nền kinh tế. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng TSP XH khá cao (7,3%).
Nhưng thời kỳ này tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào viện trợ của
nước ngoài; Nhập siêu rất lớn.

- Từ 1976 -1980: đây là thời
kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn nhất: nguồn viện trợ bị cắt giảm đột
ngột; nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, lại trải qua mấy chục năm
phát triển theo 2 hướng khác nhau, chúng ta phải mất một số năm mới có
thể thống nhất lại. Mặt khác, Mỹ thực hiện chính sách cấm vận ráo riết
chống Việt Nam. Vì vậy, tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4%.

-
Từ 1981 – 1985: sức mạnh của đất nước thống nhất dần dần được phát huy;
Mặt khác, chúng ta đã tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài. Vì
vậy, TSP xã hội tăng trưởng khá (7,3%).

- Từ 1986 – 1990: bắt
đầu thực hiện công cuộc đổi mới toàn bộ nền KT-XH, giai đoạn đầu do
chưa thích ứng được với cơ chế thị trường, vì vậy TSP XH chỉ tăng 4,8%,
nhưng giai đoạn này nhập siêu đã giảm, bắt đầu có tích lũy nội bộ từ
nền kinh tế.

- Từ 1999 – 2003 và đến 2005: công cuộc đổi mới
toàn bộ nền kinh tế đã phát huy tác dụng rõ rệt, chính sách mở cửa nền
kinh tế cùng với việc tăng cường quan hệ hợp tác với nước ngoài đã thu
hút một nguồn lực lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển nền kinh tế của
đất nước. Thời kỳ này, mặc dù nhập siêu của Việt Nam có xu hướng tăng,
song khác hẳn về bản chất so với các giai đoạn trước. Chính vì vậy, tốc
độ tăng trưởng TSP XH đạt ở mức cao 7,5% (1999 - 2003) và 8,4% (2005)

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý 9cv1dq16zh8y196ivzzd

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý V6yz07i5f0fdgsuruj3y

b. Nhận xét: Từ 1975 - 2005, tổng diện tích cây công nghiệp tăng 6,25 lần, tốc độ tăng khác nhau:

- Cây công nghiệp lâu năm: diện tích tăng nhanh hơn cây công nghiệp
hàng năm (tăng 9,25 lần), tăng mạnh từ năm 1980 khi chúng ta phát triển
cây cao su lên Tây Nguyên và cây cà phê ở Đ.Nam Bộ, tăng đặc biệt nhanh
là từ 1995 khi giá cà phê trên TG tăng cao.

- Cây công nghiệp
hàng năm: diện tích tăng không mạnh (khoảng 4,0 lần), thậm chí có thời
kỳ lại giảm (1985 - 1990 giảm 58.700 ha), diện tích lại biến động qua
các thời kỳ ...

c. Giải thích: D.Tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục là do chúng ta có tiềm năng lớn cả về TN, KT-XH:

- Về ĐKTN: Đất feralit diện tích rộng (trong đó có loại đất rất tốt như
đất đỏ ba dan). Khí hậu nhiệt đới - ẩm rất thích hợp cho cây ưa nhiệt
(cà phê, cao su), khí hậu có sự phân hóa ... Vì vậy cơ cây cây công
nghiệp cũng đa dạng (các cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới).
Nguồn nước phong phú, đặc biệt là nguồn nước ngầm.

- Về ĐK
KT-XH: có nguồn LĐ dồi dào, chất lượng đang được nâng cao. Có chính
sách đầu tư của Nhà nước đối với các vùng chuyên canh và đối với từng
loại cây công nghiệp. Có thị trường tiêu thụ rộng (trong và ngoài nước).

- Riêng cây công nghiệp hàng năm, diện tích tăng chậm và không ổn định
bởi vì: Khả năng mở rộng diện tích rất hạn chế, phân bố chủ yếu ở đồng
bằng, thường trồng xen canh trên đất lúa. Gần đây, chúng ta đã chuyển
một số cây công nghiệp hàng năm như dâu tằm, mía... lên vùng núi và cao
nguyên nên diện tích đang được mở rộng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
chưa ổn định cũng tác động mạnh đến sự phát triển cây CN hàng năm.

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý 6ak840iyd9tl3gc2f6xh

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Ccq5eg0gusoldqe32fue


b. Nhận xét :

- Từ 1985 – 2005: Diện tích và sản lượng cây công nghiệp đều tăng (tương ứng là 2,54 và 2,82 lần).

- Tốc độ tăng lại khác nhau: Cây công nghiệp lâu năm: diện tích tăng
4,03 lần, sản lượng tăng 4,42 lần. Cây công nghiệp hàng năm (1,45 lần
và 2,64 lần)

- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng dần, đến 1995 vượt diện tích cây công nghiệp hàng năm.

- Sản lượng cây công nghiệp hàng năm luôn luôn cao hơn cây công nghiệp
lâu năm, mặc dù từ năm 1995 diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng
nhanh hơn, nhưng do diện tích trồng mới của cây công nghiệp lâu năm
chưa cho sản phẩm.

c. Giải thích: Sự phát triển
nhanh của sản xuất cây công nghiệp (đặc biệt là cây lâu năm) chủ yếu do
nhu cầu lơn của thị trường trong và ngoài nước. Mặt khác, một số cây
công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế (mía, lạc, đậu tương...) đang
phát triển mạnh lên miền núi ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã đưa sản
lượng cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh.

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
vàng
Level 7
Level 7
vàng

Tên thật : Vàng
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : 11A1
Tuổi : 29
Tổng số bài gửi : 115
Cầm tinh con : Chó(Tuất)
Điểm : 287
Birthday : 01/01/1995
Được cảm ơn(lần) : 7
Ngày tham gia : 26/01/2011
Đến từ : Đồng Lê
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Student
Sở thích : !!

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý   Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý I_icon_minitimeTue Mar 15, 2011 9:09 pm

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý 22aokqw6wg8b6trxmaus

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Jxt55mcj7679i5bjjje9

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Cttu3rmtghve28squmxc

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý 7l08geefvaeze8757b7a

- Giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất: Cả nước chênh lệch 8,34
lần; Thành thị (chênh lệch 8,10 lần); Nông thôn (6,36 lần). Đ.Nam Bộ
(8,72 lần), ĐBS.Hồng (6,97 lần); Những vùng kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, sự chênh lệch này cũng khá lớn như Tây Bắc (6,44 lần), Tây Nguyên
(7,62 lần), Đông Bắc (7,03 lần)

- Kết luận: TNBQ/ng/tháng ở
nước ta vẫn còn thấp so với TG và một số nước trong khu vực, hiện nay
đang có xu hướng tăng lên cùng quá trình CNH' và HĐH’ đất nước, đời
sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Nhưng trong điều kiện nền
kinh tế thị trường, thì sự phân hóa giàu - nghèo lại đang có xu hướng
tăng (đặc biệt ở khu vực kinh tế phát triển). Vì vậy, cần phải có sự
điều tiết của Nhà nước.

3. BIỂU ĐỒ KẾT HỢP (cột và đường.)

3.1. Đặc điểm chung.

Loại biểu đồ này khá phổ biến, ta thường gặp trong chương trình Địa lý
tự nhiên, đó là các biểu đồ khí hậu: Các cột thể hiện lượng mưa theo
tháng, còn đường biểu diễn thể hiện biến trình nhiệt độ năm). Trong
chương trình Địa lý kinh tế xã hội, các biểu đồ thường gặp: Biểu đồ thể
hiện biến động của diện tích và năng suất (hay sản lượng) của một loại
cây trồng nào đó... Loại biểu đồ này ta dùng 2 trục đứng (Y) và (Y’)
cho 2 chuỗi số liệu thể hiện 2 đối tượng khác nhau. Biểu đồ thường có 1
cột (thể hiện tương quan độ lớn giữa các đại lượng), và 1 đường (thể
hiện động lực phát triển) qua các thời điểm.

3.2. Qui trình thể hiện:

Có thể sử dụng biểu đồ kết hợp (cột và đường) để thể hiện 2
hay nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ, trên cùng một hệ trục tọa độ có
thể biểu diễn cả diện tích và năng suất của 2 loại cây trồng khác nhau
theo cùng một thước đo (diện tích và năng suất lúa từng vụ). Tuy nhiên,
trường hợp này không phổ biến lắm vì có thể làm ảnh hưởng đến tính trực
quan của biểu đồ. Do trên biểu đồ có (cả cột và đường biểu diễn) nên
trên trục ngang cần chú ý khoảng cách của các vạch phải tương ứng với
tỉ lệ các khoảng thời gian. Chọn thang của 2 trục (Y và Y') cho thích
hợp, đảm bảo biểu đồ dễ đọc và đẹp. Ghi số liệu cho cả 2 đối tượng trên
đỉnh các cột và đỉnh các đoạn của đường.

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý 53e5vu6o23zzjonvpvxi

- Từ 1991 - 1995: Hoạt động hợp tác quốc tế về đầu tư bắt đầu tăng mạnh
hơn. Tuy nhiên, trong thời gian này Mỹ còn thi hành chính sách cấm vận
chống Việt Nam. Vì vậy, các dự án đầu tư vẫn còn có qui mô nhỏ (12,54
triệu USD/dự án); đầu tư tập trung trong lĩnh vực thu hồi vốn nhanh.

- Từ 1996 - 2000: sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, môi
trường đầu tư được cải thiện; số dự án đầu tư tăng nhanh; qui mô của
từng dự án lớn hơn trước (15,23 USD/dự án); Cơ cấu đầu tư đã thay đổi
đã đóng góp tích cực hơn vào quá trình CNH' và HĐH' đất nước.

- Từ 2001 - 2005: số dự án đầu tư vào nước ta tăng, nhưng qui mô trung
bình của 1 dự án giảm (trung bình 5,27 triệu USD/dự án). Điều này có
liên quan đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á các năm
trước đó và một số yếu tố khác đã tạo nên sự do dự của các nhà đầu tư…

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
quan_tuti
Level 5
Level 5
quan_tuti

Tên thật : Pang A Xeng
Đang học lớp : Chưa khai báo
Tổng số bài gửi : 52
Điểm : 127
Được cảm ơn(lần) : 5
Ngày tham gia : 03/04/2011

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý   Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý I_icon_minitimeSun Apr 03, 2011 3:40 pm

vang o dau vay vang

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý   Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý I_icon_minitime

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ lược đồ Việt Nam, đọc Át lát địa lý

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Giảng viên DTU nhận Giải thưởng Bài báo Xuất sắc tại Hội thảo Quốc tế về Quản lý Dữ liệu, Phân tích và Đổi mới
» Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc
» QĐ V/v Ban hành mức Học bổng Toàn phần/ Bán phần cho Chương trình Du học tại chỗ lấy bằng của các Đại học Mỹ năm 2020
» Hướng dẫn vẽ biểu đồ môn Địa lý(ôn thi DH, CĐ 2011)
» Nữ sinh viên duy nhất của lớp và bảng vàng thành tích nghiên cứu khoa học đáng nể
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Học tập :: -‘๑’- Tài liệu học tập -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved