10 quyền không xóa bỏ được của người đi học
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang Chính10 quyền không xóa bỏ được của người đi học I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 10 quyền không xóa bỏ được của người đi học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Người điều hành
Người điều hành
Admin

Tên thật : Tuyên Hóa High School
Giới tính : Nam
Đang học lớp : Trung cấp Quản lý nhân sự
Tuổi : 49
Tổng số bài gửi : 1239
Cầm tinh con : Mèo(Mão)
Điểm : 2476
Birthday : 06/03/1975
Được cảm ơn(lần) : 63
Ngày tham gia : 04/11/2010
Đến từ : Tuyên Hoá-Quảng Bình Resort
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Chủ tịch HĐQT kiêm Bảo vệ
Sở thích : Cafe, Sting, Cờ tướng, đi bộ dưới trời mưa sấm sét,...
Yahoo! : Mylove_t0603

10 quyền không xóa bỏ được của người đi học Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 quyền không xóa bỏ được của người đi học   10 quyền không xóa bỏ được của người đi học I_icon_minitimeFri Mar 25, 2011 7:55 pm

1. Quyền không phải chuyên cần chăm chú suốt buổi học:
Làm sao ngồi yên suốt 6 giờ học mỗi ngày ở trường ? Khả năng chú ý, y khoa đã chứng minh là tùy theo tuổi các em, từ 20 đến 40 phút, sau đó phải giải trí, phải chạy nhảy, đi chơi rồi mới tiếp tục học được. Nếu không, các em ngồi đấy mà trí óc lãng du ở chốn nào khác chứ không thể chăm chú nghe thầy. Học là một công việc trí tuệ mà không ai có khả năng làm việc trí tuệ suốt 4 hay 6 giờ liên tục. Thế giới bên kia cửa sổ, cây cối mặt trời ngoài sân, chim hót, ... đều rất hứng thú. Nếu các em đãng trí nhìn ra sân thì cũng dễ hiểu thôi. Nhiều trường trên thế giới tổ chức những sinh hoạt thể thao, giải trí, đi ngoài trời, ... xen kẽ với việc học. Ngay trong mỗi tiết học, có những giáo viên thỉnh thoảng dừng lại để trò có thể hát, tán gẫu trong hai ba phút, xong lại tiếp tục bài giảng.

2. Quyền có thế giới riêng của mình: mà không ai được xâm phạm, cái "vườn bí mật" của em mà em có quyền bảo vệ, không phải giải thích chia sẻ cho ai cả. Thầy giáo không được gạn hỏi về cái riêng tư của em. Lớp học là một nơi công cộng, dưới sự kiểm soát của bạn bè và nhất là của giáo viên. Nhưng mỗi em có quyền có những xúc cảm riêng. Việc học là một thao tác cá nhân. Dĩ nhiên, giáo viên phải biết một số chi tiết đặc thù của học trò mình để có thể “tùy cơ ứng biến”, uyển chuyển áp dụng những phương pháp thích hợp nhất. Nhưng vẫn phải tôn trọng xúc cảm, thế giới riêng của các em. Không bị “xâm phạm” giúp các em học nhanh hơn, học tốt hơn, nhớ dai hơn và giữ những kỷ niệm đẹp của thời đi học. Sống chung, học chung là một chuyện, không ai chối cãi. Nhưng có những giới hạn : phần riêng tư của các em cũng phải được tôn trọng.

3. Quyền chỉ học những điều có ý nghĩa:

Có những giáo viên bảo rằng “nếu tôi phải giải thích hết, thương lượng với các em cho từng tiết mục thì sẽ mất biết bao là thì giờ, làm sao dạy hết chương trình ?” Nhưng không thể nào cho vào đầu trẻ bất cứ điều gì. Giải thích từ trước mỗi tiết mục có vẻ làm mất thì giờ thật đấy nhưng khi đã gây hứng thú cho các em, khi các em hiểu rõ “nguyên nhân, hậu quả” của tiết học, các em sẽ hấp thụ nhanh hơn. Muốn cho các em học tích cực thì phải cho các em thấy ý nghĩa, lợi ích, cho các em thích, để các em “vào cuộc”, học cho chính mình, tích cực học... Người xưa vẫn nói phải làm sao tạo cho học trò có những cái đầu biết suy nghĩ chứ không nhét đầy vào đó những kiến thức không xài được (Montaigne, une tête bien faite plutôt qu'une tête bien pleine).

4. Quyền không phải vâng lời sáu tiếng mỗi ngày ở trường.:
Trật tự và kỷ luật rất cần để sống với tập thể nhưng cái trật tự và kỷ luật phải được thấu đáo, phải có đền bù , ...Nếu thỉnh thoảng các em không "ngoan" thì phải được cảm thông. 6 giờ học mỗi ngày ở trường đã được tổ chức bởi người lớn, vì nhu cầu của sinh hoạt xã hội, các em học cách sống cùng với xã hội nhưng xã hội cũng phải tôn trọng cá thể của các em. Người lớn đâu có bị bắt buộc phải vâng lời ai suốt ngày ? Vâng lời, bị cho vào tình trạng thụ động thì làm sao các em phát triển và trở thành tự lập được? Ngược lại, khi “được quyền thỉnh thoảng không vâng lời”, các em sẽ tự thấy được kính trọng và từ đó ý thức rõ hơn bổn phận phải sống với tập thể. Cái chế tài “uyển chuyển” ở trường tránh phát sinh những “phương sách trốn chế tài” gây ra thói quen không chân thật, dối trá kiểu “không có cảnh sát giao thông bắt phạt thì tha hồ vi phạm luật đi đường” ...

5. Quyền được cử động, di chuyển:
Tại sao bắt các em ngồi một chỗ? Và giữ im lặng nữa. Trong khi thầy giáo thì có quyền đứng dậy, ngồi ở góc bàn, đi tới lui trong lớp? Bị gò bó, không được chạy nhảy, thậm chí không được đụng tới hay “chơi” với vật để trên bàn như bút, thước kẻ, ...Còn trẻ, các em đầy sinh khí. Phải kìm hãm cái sinh khí ấy trong suốt giờ học. Thảo nào đến lúc nghe chuông cuối giờ các em ào ào tranh nhau ra sân như vừa ... thoát nợ. Tổ chức sinh hoạt trong lớp một cách sống động sẽ trả lời được nhu cầu này của các em. Chấp nhận việc các em “táy máy” với các đồ vật ở tầm tay hay nghịch vặt với bạn ngồi gần là tôn trọng quyền được cử động của các em.
6. Quyền không phải giử tất cả những lời hứa:
Cha mẹ và thầy giáo thường bắt trẻ phải hứa đủ thứ: phải đi học đúng giờ, phải học bài, làm bài, phải có điểm tốt, phải đứng đầu lớp, ... nếu các em thực hiện được hết những gì người lớn chờ đợi thì các em đã là ... thần thánh mất rồi chứ không còn là trẻ con nữa. Ngoan ngoản, đại đa số các em đều “hứa” tất cả những gì người lớn “bảo phải hứa” thì làm sao các em thực hiện hết được? Xin đừng làm cho các em mang mặc cảm tội lỗi khi nhắc “mà con đã hứa điều đó hôm qua” - Trẻ có quyền không giữ hết các lời hứa tại vì các em đã bị bắt buộc phải hứa nhiều điều vượt quá khả năng của các em. Ngoài ra, nếu phải lệ thuộc những gì người lớn bắt phải hứa, trẻ có thể thành giả dối, ngụy trang hành động của mình để không bị phạt.
7. Quyền không thích đi học và nói lên điều đó:
Ở Việt Nam, đại đa số người lớn cũng như trẻ em đều nghĩ rằng được đi học là một may mắn, là một hạnh phúc vì tương lai sẽ sáng sủa hơn. Trẻ ở châu Âu bị bắt buộc phải đi học tới 16 hay 18 tuổi – giáo dục cưỡng bách – Tại sao phải đi học khi còn trẻ ? Vì người lớn đã quyết định như thế ? Vì luật bắt buộc như thế? Trong tuyệt đối, một cá nhân có quyền chọn cách sống thích hợp cho bản thân, chẳng hạn chỉ đi học khi
cần. Dĩ nhiên, điều này khó chấp nhận vì trẻ chưa biết nhìn xa, suy sâu, nghĩ rộng. Thế nên ta bắt buộc trẻ đi học nhưng đồng thời ta phải chấp nhận cho trẻ quyền không thích đi học và phát biểu điều đó. Đấy là cơ
hội để ta có thể cổ động, giải thích về lợi ích của học hành cho các em ấy. Cảm thấy được tôn trọng, các em ấy sẽ từ từ tôn trọng người đối diện và đi tới việc chấp nhận sự học hành. Đối thoại thường xuyên với các em, không những để hiểu các em hơn mà còn để các em bày tỏ sở thích, cái các em yêu hay ghét để có thể co giãn chương trình cùng các em, hay ít nhất là co giãn mức đòi hỏi của người lớn đối với các em.

8. Quyền lựa chọn với ai các em sẽ làm việc:

Trường học là nơi tập tành các em sống cùng với xã hội, hòa đồng với tất cả mọi người. Mới nhìn qua, quyền lựa chọn đối tác ở trường có vẻ không tưởng và nó đi ngược lại với sứ mạng vừa kể trên của trường học. Có nghĩa là trò chọn thầy ở đây? Không hẳn như vậy nhưng thật sự có những em rõ ràng là “ngồi nhầm lớp”, không “hợp” với thầy cũng không “hợp” với bạn. Thôn thường, mỗi ngày ở lớp, giáo viên, khi sinh hoạt nhóm, cho phép các em tự chọn bạn trong nhóm, chọn chỗ ngồi trong lớp, ... Việc học là một thao tác vừa là trí tuệ, vừa tâm lý và xã hội. Nếu hội đủ được nhiều điều kiện tiện nghi về xã hội và tâm lý, các em làm việc trí tuệ tốt hơn. Thế nên, trong chừng mực mà sinh hoạt cho phép, tại sao không tôn trọng quyền lựa chọn bạn “đồng hành” của các em? Ngoài ra, với những trường hợp “căng thẳng” hơn thì việc đổi trường hay đổi lớp có thể là cần thiết.

9. Quyền không “hợp tác với bản án kết tội mình”:
Trong một toà án, trước khi tuyên án, quan toà ít nhất phải nghe “bị cáo” trình bày. Bị cáo còn được luật
sư bảo vệ. Ở trường, giáo viên đơn phương đánh giá học trò. Không hỏi ý kiến của học trò, cũng không cho phép học trò “phá án” hay phản đối kết luận đánh giá của giáo viên. Cái “bản án học hành” mà trường “phán” đối với trò là một bản án thiếu dân chủ, không tôn trọng người đi học, thiếu cảm thông với những hoàn cảnh đặc thù. Ít nhất, nhiều người thừa nhận rằng đánh giá của giáo viên thường thiếu khách quan. Sự xếp hạng học trò theo một cái đánh giá chủ quan vì thế không còn giá trị nữa. Giáo viên lại thường hay tỏ ra khó chịu khi học trò đặt câu hỏi về điểm, xếp hạng, ... Vậy mà từ bao nhiêu thế kỷ nay trường
học sinh hoạt theo mô hình ấy. (Thảo nào, ở nhiều nước trên thế giới, sự đánh giá học sinh dần dần bị loại bỏ). Và ta phải tập cho học sinh thao tác tự đánh giá việc học của mình.

10. Quyền được hiện hữu như một người:
Có thể đây là tiến
bộ quan trọng nhất mà ta đã làm trong nửa thế kỷ vừa qua : tôn trọng
nhân quyền không còn là một xa xỉ phẩm mà là một điều căn bản. Học trò
có quyền được tôn trọng như một cá thể khác với các bạn cùng lớp. Em có
quyền không yêu Toán hay không thích văn chương, em có quyền học nhanh
hay học chậm, viết bằng tay phải hay tay trái, ... Dĩ nhiên, khó mà
tưởng tượng một lớp học mà giáo viên phải chú tâm để ý đến cá biệt của
mỗi trò nhưng đấy không phải là một lý do để gạt qua bên quyền có cá thể
riêng của mình của mỗi em. Trong chừng mực nào đó, giáo viên cần làm
tốt nhất để các em có thể giữ độc lập của mình, học hành và tiến triển,
không so sánh các kết quả giữa những học sinh cùng lớp, cùng trường.
st

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
https://truongtuyenhoa.forumvi.com
 

10 quyền không xóa bỏ được của người đi học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Virus lừa tiền người dùng Windows không bản quyền
» Anh sẽ quên. Không Nghe , xem không phải người
» Một vài hình ảnh thu thập được thuộc bản quyền Dân Đồng Lê
» Lạ đời: Trượt thi thử, không được thi thật.
» 9x có được như thế này không???
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Tin tức :: -‘๑’- Hot-News -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved