Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhCác trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
quynhhoaqb123
Vip Cấp 1
Vip Cấp 1
quynhhoaqb123

Tên thật : Quỳnh Hoa
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : 12A3
Tuổi : 27
Tổng số bài gửi : 1288
Cầm tinh con : Chuột(Tý)
Điểm : 3850
Birthday : 17/11/1996
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 27/10/2017
Đến từ : Quảng Bình
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Sinh viên
Sở thích : nghe nhạc
Yahoo! : quynhhoa_qyh

Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Empty
Bài gửiTiêu đề: Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus   Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus I_icon_minitimeTue Aug 28, 2018 6:01 pm

Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus
Công bố các công trình nghiên cứu ở tầm quốc tế luôn là chủ đề gây chú ý trong mấy năm gần đây đối với toàn xã hội. Như đầu năm nay, qua việc dư luận xã hội trong nước sục sôi vì chuyện bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư không có bài báo ISI/SCOPUS (1) mới thấy việc công bố quốc tế không còn là mối quan tâm riêng của các nhà khoa học trong giới khoa bảng.

Bài viết này được thực hiện sau một quá trình nỗ lực khai thác thông tin từ nguồn dữ liệu của SCOPUS, nhằm cung cấp cho người đọc các thông tin chính xác, tin cậy, đầy đủ, và có thể kiểm chứng được về tình hình công bố quốc tế của nhiều cơ sở giáo dục đại học (GD ĐH) tại Việt Nam trong khoảng thời gian 1.5 năm, từ năm 2017 đến giữa năm 2018 (ngày tải dữ liệu 30/6/2018).

Nhóm tác giả chọn nguồn dữ liệu từ SCOPUS bởi các lý do sau: (1) đây là một trong hai hệ thống chỉ mục thông tin khoa học có sức ảnh hưởng lớn nhất hiện nay, bên cạnh hệ thống ISI - Web of Science (WoS), (2) Trong khi các bài phân tích về công bố quốc tế trong nước thời gian gần đây (2-4) đều sử dụng nguồn từ WoS, thì rất hiếm những bài sử dụng dữ liệu từ SCOPUS, (3) Số lượng tạp chí và các dạng ấn phẩm trong SCOPUS lớn và phong phú hơn WoS (5), đồng nghĩa độc giả sẽ có cái nhìn bao quát hơn, (4) Giúp các trường đang theo đuổi các bảng xếp hạng của THE hoặc QS có thêm thông tin, bởi hai tổ chức này đều sử dụng nguồn từ SCOPUS để đánh giá hạng mục thành tích nghiên cứu khoa học trong quá trình xếp hạng.

Số lượng ấn phẩm

SCOPUS thư mục hóa nhiều dạng ấn phẩm quốc tế. Đối với dữ liệu của Việt Nam, các dạng ấn phẩm bao gồm: (1) bài báo tạp chí (article và article in press, gọi chung là article), (2) bài báo hội nghị (conference paper), (3) bài báo tổng quan (review), (4) chương sách (book chapter), (5) sách chuyên khảo (book), (6) bài báo xã luận (editorial), (7) báo cáo ngắn dạng thư gửi tòa soạn (letter), (8) bản đính chính các bài báo (erratum), (9) bảng điều tra (short survey), (10) bài bình luận (note), thậm chí có cả (11) bài báo bị rút lại (retracted article). Bảng 1 bên dưới là xếp hạng các trường Việt Nam theo tổng số của 7 dạng ấn phẩm đầu tiên, cho các đơn vị có tổng từ 20 ấn phẩm trở lên và số bài báo tạp chí trên 10:
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Image001_yvkq
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Image002_kvbx
Công bố quốc tế của các đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu của Việt Nam có tổng số ấn phẩm lớn hơn 20 và số bài báo tạp chí trên 10 trong 1.5 năm qua (1/2017- 6/2018).
Có thể thấy ngay “top” 10 là những cái tên quen thuộc, tương tự như những bài báo gần đây (2-4) thống kê theo cơ sở dữ liệu Web of Science. 10 cơ sở GD ĐH đó bao gồm:

• Hai đại học quốc gia, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh (xếp thứ 2) và ĐHQG Hà Nội (xếp thứ 4);

• Ba đại học vùng: ĐH Huế (7), ĐH Đà Nẵng (8), ĐH Thái Nguyên (10);

• Ba trường đại học công lập khác: ĐH Tôn Đức Thắng (1), ĐH Bách Khoa Hà Nội (5), ĐH Cần Thơ (9);

• Một viện nghiên cứu: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (3); và

• Một đại học ngoài công lập: ĐH Duy Tân (6).

Mặc dù vậy, thứ tự của các cơ sở GD ĐH trong top 10 của bảng 1 sẽ có sự thay đổi đáng kể khi chỉ xét riêng số lượng các bài báo tạp chí (article) - thước đo thường dùng cho năng lực nghiên cứu của một tổ chức. Thực vậy, Hình 1 cho thấy các đơn vị tăng 1 bậc gồm Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và ĐH Duy Tân; trong khi giảm 1 bậc gồm ĐHQG HCM và ĐH Bách Khoa Hà Nội. Giảm nhiều nhất là ĐH Đà Nẵng khi ra khỏi top 10, và thay vào đó một nhân tố mới là ĐH Sư phạm Hà Nội. Các đơn vị còn lại trong top 10 không có sự thay đổi vị trí nào. Sự xáo trộn này cho thấy các bài báo hội nghị và các loại hình khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng của các đơn vị.
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Image003_nfcj
Top 20 cơ sở GD ĐH có lượng bài báo tạp chí (article) nhiều nhất.
Sự xáo trộn vị trí giữa các đơn vị càng lớn hơn nữa khi xem xét trên cơ sở từng trường thành viên của các ĐH Quốc gia, ĐH Vùng, và các trường/học viện thuộc các viện nghiên cứu lớn. Sự xem xét này thực ra là có lý khi các trường đại học thành viên có cơ cấu tổ chức và hoạt động tương đối độc lập với nhau. Điều này làm cho việc xếp hạng trở nên công bằng hơn giữa các trường, đồng thời, cũng “trình làng” với xã hội những trường thành viên có đóng góp lớn cho các ĐH Quốc gia, ĐH Vùng, và Viện nghiên cứu.
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Image004_xlls
Top 20 trường đại học có lượng bài báo tạp chí (article) nhiều nhất
Thật vậy, hình 2 cho thấy rõ sự xáo trộn vị trí đáng kể với sự có mặt của các trường đại học thành viên của các ĐH Quốc gia, ĐH Vùng, và Viện nghiên cứu. Trong top 20 trường đại học với lượng bài báo tạp chí nhiều nhất có sự xuất hiện của các trường: trường ĐH Khoa học Tự nhiên (thứ 4), trường ĐH Công nghệ (thứ 13) thuộc ĐHQG Hà Nội. Bên cạnh đó, ĐHQG HCM cũng có 3 trường thành viên góp mặt, gồm: trường ĐH Khoa học Tự nhiên (thứ 5), trường ĐH Bách Khoa (thứ 6), và trường ĐH Quốc tế (thứ 12). Đại học vùng như ĐH Đà Nẵng cũng có đại diện của mình tham gia, như trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng (thứ 18). Nhìn chung đây chính là những đầu tàu góp phần giúp các ĐH Quốc gia, ĐH Vùng ở vị trí cao trên các bảng xếp hạng về công bố quốc tế của Việt Nam trong nhiều năm gần đây, và có thể cả trong tương lai gần.

Đáng chú ý, ĐH Tôn Đức Thắng thể hiện sự vượt trội rõ rệt về năng suất công bố so với phần còn lại khi dẫn đầu với lượng bài báo nhiều hơn gấp đôi của đơn vị ở vị trí thứ hai. Điều này có thể sẽ không gây ngạc nhiên nếu biết rằng trường này đã có những chính sách đầu tư hiệu quả cho nghiên cứu khoa học từ nhiều năm trước. Và đây là thời điểm ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu vượt qua các trường đại học lâu đời; một việc có lẽ khi thành lập trường cũng không dám nghĩ tới.

Ngoài ra, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới một đại học trẻ khác, cũng có thành tích vượt qua rất nhiều “đàn anh” khác để xếp vị trí số 2, là trường ĐH Duy Tân. ĐH Duy Tân là một trường ngoài công lập duy nhất góp mặt ở mọi bảng xếp hạng Top 20 về thành tích nghiên cứu khoa học của các trường đại học Việt Nam trong vài năm gần đây. Với việc phải đóng thuế như một doanh nghiệp và không nhận được sự bao cấp nào từ Nhà nước, có thể nói đây là một nỗ lực vượt bậc của ngôi trường này.

Với kết quả đó, trường ĐH Tôn Đức Thắng và trường ĐH Duy Tân được xem là hai đơn vị giáo dục non trẻ đầu tư cho nghiên cứu khoa học hiệu quả nhất Việt Nam hiện nay, góp phần giúp nước nhà hiện diện nhiều hơn trên bản đồ khoa học thế giới bên cạnh các đơn vị “cây đa cây đề” khác. Sự khác biệt tạo ra được có lẽ bắt nguồn từ phương hướng và cách tiếp cận chứ không phải dựa trên thâm niên.

Yếu tố tác giả liên hệ

Phân tích về số lượng các ấn phẩm mới chỉ nói lên được năng suất của các cơ sở GD ĐH. Tuy nhiên, số lượng ấn phẩm nhiều không đồng nghĩa với việc đóng góp nhiều trong các ấn phẩm đó. Bởi nếu các nhà nghiên cứu của đơn vị chỉ là người tham gia (co-author – đồng tác giả) trong phần lớn hoặc toàn bộ số ấn phẩm, mà không phải là người đề xuất ý tưởng hoặc thực hiện chính, thì rất khó để nói rằng đóng góp của đơn vị trong các ấn phẩm đã công bố là đáng kể. Thông thường trong bài báo, một người đảm nhiệm vai trò tác giả liên hệ (corresponding author), có thể hiểu là người đó làm chủ công trình nghiên cứu. Làm chủ ở đây là chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi vấn đề học thuật của bài báo, cả trước và sau khi bài báo xuất bản. Chính vì vậy, tỉ lệ bài báo có nhà nghiên cứu của cơ sở GD ĐH đóng vai trò là tác giả liên hệ cũng giúp phần nào hình dung khả năng đóng góp của cơ sở GD ĐH đó trong số bài báo mà họ có được.

Trong phân tích này (và các phân tích tiếp sau), nhóm tác giả chỉ xem xét 5 loại ấn phẩm (gọi chung là bài báo), gồm: (1) bài báo tạp chí (article), (2) bài báo hội nghị (conference paper), (3) bài báo tổng quan (review), (4) bài báo xã luận (editorial); và (5) bài báo dạng thư gửi tòa soạn (letter).

Biểu đồ bên trái Hình 3 biểu diễn lượng bài báo của 20 trường đại học Việt Nam kèm theo yếu tố tác giả liên hệ hoặc đồng tác giả. Có thể thấy ở phần lớn các trường, tỉ lệ bài báo có đồng tác giả chiếm ưu thế hơn so với bài báo có tác giả liên hệ. Đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh công tác nghiên cứu của nhiều giảng viên, nghiên cứu viên ở Việt Nam là hợp tác với đồng nghiệp ở các trường khác trong nước, hay đặc biệt là ở nước ngoài.
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Image005_ltce
Biểu đồ top 20 trường đại học theo tổng các bài báo (bên trái), trong đó có tính đến số bài báo có tác giả của các trường đóng vai trò tác giả liên hệ, bên cạnh số bài báo chỉ có đồng tác giả; và biểu đồ chỉ số đóng góp (bên phải).
Để cái nhìn rõ hơn về mức độ đóng góp của các trường, nhóm tác giả đã thử tính tỉ số độ chênh lệch giữa lượng bài báo có tác giả liên hệ với lượng bài báo chỉ có đồng tác giả mỗi trường, và tổng số bài báo cũng của trường đó. Tỉ số này tạm gọi là chỉ số đóng góp trong tập hợp các bài báo của trường. Nó có giá trị trong khoảng từ -1 đến +1. Giá trị bằng -1 khi một trường nào đó có tất cả bài báo là bài đồng tác giả; và ngược lại +1 là trường đó có tất cả bài báo đều là bài báo có tác giả liên hệ. Chỉ số này bằng 0 khi số bài báo của hai loại đó bằng nhau. Dĩ nhiên, chỉ số này chỉ có ý nghĩa khi tổng bài báo của các trường khác không, tức là có tổ chức hoạt động nghiên cứu và công bố.

Biểu đồ bên phải Hình 3 cho thấy phần lớn chỉ số đóng góp đều nhỏ hơn 0, nghĩa là khả năng làm chủ nghiên cứu của phần lớn các trường ở Việt Nam chưa tương xứng với số bài báo các trường có. Ở chiều ngược lại, các trường như ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc tế - ĐHQG HCM là số rất ít các trường có nhiều công bố và chỉ số đóng góp có giá trị dương.

Chỉ số trích dẫn

Chỉ số trích dẫn của mỗi bài báo sẽ cho thấy có bao nhiêu công trình khác trích dẫn bài báo đó, nghĩa là nó thể hiện mức độ lan tỏa của bài báo trong thế giới học thuật. Nhưng có lẽ phải cần từ 4-5 năm mới đủ thời gian để đánh giá tương đối khách quan về chỉ số này của từng bài báo (6). Tuy vậy, những số liệu dưới đây có thể như một lát cắt phẳng ở hiện tại giúp nhận ra các cơ sở GD ĐH nào đang tập trung vào những hướng nghiên cứu “hot” hay có viễn cảnh tương lai.

Bảng 2 tổng kết tổng số lần trích dẫn của tất cả các bài báo của 20 cơ sở GD ĐH (bảng trái), và của 20 trường đại học/trường thành viên của ĐHQG, ĐH Vùng, và Viện nghiên cứu (bảng phải). Chỉ số trích dẫn còn được xác định cho cả bài báo có tác giả liên hệ, và bài báo có đồng tác giả. (Xin lưu ý trong phân tích này, tổng trích dẫn của một ĐHQG hoặc ĐH Vùng không phải là sự cộng gộp tổng trích dẫn của các trường thành viên của cùng ĐHQG hoặc ĐH Vùng đó. Lý do là bởi sự chồng chéo (overlap) số bài báo/trích dẫn khi các trường thành viên của cùng ĐHQG hoặc ĐH Vùng cùng tham gia trong một bài báo.)
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Image006_ssry
Top 20 cơ sở GD ĐH Việt Nam (trái) và 20 trường đại học/trường đại học thành viên của ĐHQG, ĐH Vùng, và Viện nghiên cứu ở Việt Nam (phải), theo tổng trích dẫn
Một hiện tượng dễ thấy ở cả 2 bảng, đó là tổng trích dẫn của các bài báo chỉ có đồng tác giả lớn hơn của các bài báo có tác giả liên hệ đối với phần lớn các trường. Nếu xem chỉ số trích dẫn như một trong các thước đo phản ánh chất lượng của bài báo (theo logic bài báo có chất lượng tốt thì được trích dẫn nhiều, dù không phải lúc nào cũng vậy), thì dữ liệu này phần nào cho thấy khả năng làm chủ nghiên cứu để cho ra bài báo có chất lượng tốt của các viện, trường, đại học Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.

Lĩnh vực thế mạnh trong công bố quốc tế của các cơ sở GD ĐH Việt Nam

SCOPUS phân loại các tạp chí vào 27 ngành (xem cuối bài). Việc phân tích lượng bài báo theo ngành có thể giúp thấy rõ các cơ sở GD ĐH Việt Nam đang đầu tư nghiên cứu và công bố ở những ngành nào. Qua đó có thể giúp phác họa sơ lược “bức tranh” nghiên cứu của các cơ sở GD ĐH hiện nay, cũng như giúp lãnh đạo các cơ sở GD ĐH hoạch định chính sách và lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu cho phù hợp
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Image007_qnqn
Biểu đồ phân bố lượng bài báo theo ngànhcủa 20 cơ sở GD ĐH có lượng bài báo nhiều nhất trong 1.5 năm. Màu càng đậm thể hiện số lượng càng nhiều; màu trắng tương ứng với số bài báo bằng 0
Hình 4 cho thấy các cơ sở GD ĐH có công bố ở nhiều ngành cùng lúc. Nhìn chung, các cơ sở GD ĐH này tập trung vào các ngành: (1) Nông nghiệp và Sinh học; (2) Hóa sinh, Di truyền, Sinh học Phân tử; (3) Kỹ thuật Hóa học; (4) Hóa học; (5) Khoa học Máy tính; (6) Khoa học Trái đất và Hành tinh; (7) Kỹ thuật nói chung; (8) Khoa học Môi trường; (9) Khoa học Vật liệu; (10) Toán học; (11) Y học; và (12) Vật lý học. Ngược lại, có hơn một nửa trên tổng số các ngành do SCOPUS liệt kê mà các cơ sở GD ĐH của Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ, hoặc số lượng công bố còn khiêm tốn. Chẳng hạn như: (1) Nghệ thuật và Nhân văn; (2) Kinh doanh, Quản lý và Kế toán; (3) Khoa học Quyết định; (4) Nha khoa; (5) Kinh tế, Kinh tế lượng, và Tài chính; (6) Năng lượng; (7) Ngành nghề Y tế; (8) Miễn dịch và Vi trùng học; (9) Thần kinh học; (10) Điều dưỡng; (11) Dược lý, Độc chất, Dược khoa; (12) Tâm lý học; (13) Khoa học Xã hội; và (14) Thú y.

Theo góc nhìn chủ quan của nhóm tác giả, đây là những ngành còn rất nhiều “đất” cho phát triển nghiên cứu, mang những đặc thù của Việt Nam mà ít nơi nào trên thế giới có được. Vì vậy, đơn vị nào muốn đi tạo ra sự khác biệt về hướng nghiên cứu so với phần còn lại, thì cần xem xét tập trung nguồn lực đầu tư nghiên cứu vào những ngành còn bỏ ngỏ. Và chắc chắn đơn vị đó sẽ có lợi thế của người đi tiên phong.

Nhóm Thông tin Nghiên cứu - DTU Research Informeta - ĐH Duy Tân

(Bài viết đầy đủ xin xem ở link)https://www.tienphong.vn/giao-duc/cac-truong-dai-hoc-vn-qua-cong-bo-quoc-te-nhin-tu-du-lieu-scopus-1313551.tpo

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
hoangbaonhi
Level 20
Level 20
hoangbaonhi

Tên thật : Hoàng Bảo Nhi
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : A4
Tuổi : 25
Tổng số bài gửi : 1163
Cầm tinh con : Mèo(Mão)
Điểm : 1163
Birthday : 08/05/1999
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 27/02/2018
Đến từ : Viet Nam
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Sinh Vien
Sở thích : Ca nhac
Yahoo! : buichauhien1199

Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus   Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus I_icon_minitimeWed Aug 29, 2018 12:55 am

Thành tích vàng của sinh viên chương trình lấy bằng đại học Mỹ tại Đại học Duy Tân
Một trong những điểm nhấn góp phần tạo nên thành công trong công tác đào tạo của Đại học Duy Tân những năm gần đây chính là hợp tác quốc tế nhằm đào tạo ra các thế hệ sinh viên toàn cầu trên nền tảng thụ hưởng một chương trình đào tạo ưu việt, mang đẳng cấp quốc tế với chi phí thấp mà vẫn nhận được bằng Cử nhân danh giá do các trường đại học Mỹ cấp.
Chương trình Lấy bằng Đại học Mỹ tại Việt Nam (American Degree Program, gọi tắt là ADP) của ĐH Duy Tân hợp tác với ĐH Troy (một trong những đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Hoa Kỳ) và ĐH Keuka (đại học có bề dày lịch sử hơn 127 năm tại bang New York, Hoa Kỳ) đang mang đến một môi trường “quốc tế hóa” với cơ sở vật chất - kỹ thuật được trang bị hiện đại, đội ngũ giảng viên tận tâm giảng dạy và hỗ trợ nghiên cứu cho sinh viên, đặc biệt hơn cả là sự giảng dạy nhiệt tình của các giáo sư dày dặn kinh nghiệm đến từ các đại học danh tiếng của Mỹ. Trên nền tảng đó, cùng với tinh thần sáng tạo, năng động, ham học hỏi, sinh viên của chương trình Lấy bằng Đại học Mỹ tại Đại học Duy Tân đang không ngừng phát huy tài năng, thể hiện bản lĩnh và đã chinh phục được rất nhiều đỉnh cao học thuật với các giải thưởng danh giá tại các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Le-nhat-hung--15331703247371219366582
3 sinh viên ngành Khoa học Máy tính chương trình ADP gồm Nguyễn Văn Phúc, Lê Nhật Hưng và Lê Viết Triều Vô địch Cuộc thi Imagine Cup Việt Nam 2018 và giành giải “Sản phẩm được bình chọn nhiều nhất” tại Cuộc thi Imagine Cup khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 2018
Lê Nhật Hưng - sinh viên chuyên ngành Khoa học Máy tính đang là một trong những gương mặt ưu tú của chương trình ADP. Khi còn là sinh viên năm Nhất, Nhật Hưng cùng 2 thành viên khác trong đội đã xuất sắc Vô địch Cuộc thi “National Instruments Innovation Design” - Cuộc thi khởi nghiệp dành cho giới trẻ. Dự án “Glasses for Blind” của Nhật Hưng và các bạn có ý nghĩa nhân văn rất lớn khi hướng tới mục tiêu giúp người khiếm thị di chuyển dễ dàng, nhận dạng các vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như tương tác bằng giọng nói để thực hiện một số công việc như: gọi điện thoại, xem giờ, đọc sách mà không cần học chữ nổi.

Không chỉ vậy, khi tham gia cuộc thi khởi nghiệp “Targeted Innovation Challenge” toàn quốc năm 2016, đội tuyển của Nhật Hưng đã giành chức Vô địch với sản phẩm “Hệ thống bảo quản lạnh, thu thập, xử lý và truy xuất thông tin cá ngừ”. Hệ thống này được đánh giá cao khi góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ cũng như hỗ trợ ngành thủy sản nước nhà phát triển bền vững.

Một tài năng khác chính là Lê Viết Triều - sinh viên năm cuối chuyên ngành Khoa học Máy tính. Viết Triều là một trong những sinh viên xuất sắc nhận được Học bổng Toàn phần của chương trình ADP. Là một sinh viên năng động, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, rất chăm học với kết quả học tập đáng nể, Viết Triều còn được biết đến là đội trưởng của đội EMDTDevDTU - đội giành chức Vô địch Cuộc thi “Imagine Cup 2017” tại Việt Nam do Microsoft tổ chức.

Tiếp ngay sau dự án “SmartChick - Hệ thống nuôi gà thông minh” giành chức Vô địch Cuộc thi “Imagine Cup 2017”, đội của Lê Viết Triều, Lê Nhật Hưng và Nguyễn Văn Phúc đã viết tiếp thành công khi tiếp tục Vô địch Cuộc thi Imagine Cup Việt Nam 2018 với ý tưởng về “Smart Car Box” - Một thiết bị thông minh được tích hợp vào xe ô tô nhằm thu thập và kết nối các dữ liệu để theo dõi tình trạng của xe sau đó chuyển tất cả các thông tin này vào điện thoại của người dùng.

Có thể nói chính môi trường học tập năng động đã tôi luyện bản lĩnh, sự tự tin kết hợp với khả năng tiếng Anh vượt trội đã góp phần giúp ba chàng trai của chương trình ADP thuyết phục được các chuyên gia “khó tính” đến từ Microsoft để lên ngôi Vô địch tại Việt Nam và xuất sắc dành giải “Sản phẩm được bình chọn nhiều nhất” tại cuộc thi Imagine Cup khu vực châu Á - Thái Bình Dương 2018 diễn ra vừa qua tại Malaysia.
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Nguyen-thi-thanh--1533170324741870608535
Nguyễn Thị Thanh (ngoài cùng bên trái) - Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh chương trình ADP liên tiếp Vô địch Cuộc thi Go Green in the City Việt Nam 2017, 2018
Một gương mặt tiêu biểu không thể không nhắc đến chính là Nguyễn Thị Thanh - sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, thủ khoa ĐH Duy Tân mùa tuyển sinh năm học 2015 - 2016 khi đạt 28,25/30 điểm. Một năm sau khi được trải nghiệm học tập, rèn luyện tại môi trường “quốc tế hóa”, tháng 6/2017, Thanh cùng bạn bè đã thực hiện dự án “Mini Generator and Urine Battery” - Pin năng lượng tái tạo từ nước tiểu. Sản phẩm quá xuất sắc đã nhanh chóng chinh phục Ban Giám khảo và giành chức Vô địch vòng quốc gia Cuộc thi “Go Green in the City 2017” (GGITC) do tập đoàn Schneider Electric tổ chức. Đáng chú ý, năm nay, với ý tưởng “Regenerative Braking System” - Hệ thống năng lượng tái tạo từ phanh xe máy, đội của Thanh đã xuất sắc vượt qua các đội mạnh khác trên cả nước tại Vòng Sơ loại và xuất sắc vượt qua nhóm sinh viên đến từ Học viện Ngoại giao Việt Nam tại Vòng Chung kết để trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Vòng Chung kết khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là năm thứ 2 liên tiếp sinh viên chương trình ADP Vô địch cuộc thi này.

Chương trình ADP tại ĐH Duy Tân cũng đang là chọn lựa của nhiều sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới như: Zimbabwe, Đài Loan,… Trong môi trường học tập năng động, các sinh viên quốc tế đã dần phát huy được tài năng của mình. Với ý tưởng tạo ra mô hình một chiếc máy bay không người lái để vận chuyển hàng hóa trong tương lai, sinh viên Trish Maguta (đến từ nước Cộng hòa Zimbabwe) đã cùng những thành viên khác trong đội tuyển của mình xuất sắc giành giải Ba Cuộc thi CDIO Academy 2018 diễn ra tại ĐH Kỹ thuật Kanazawa, Nhật Bản vào tháng 6 vừa qua sau khi vượt qua hơn 40 sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên thế giới.
Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus Nuoc-ngoai-1533170324744974493410
Sinh viên Trish Maguta giành giải Ba Cuộc thi CDIO Academy 2018 diễn ra tại Nhật Bản
Cùng với những giải thưởng đặc biệt trên, sinh viên ADP còn gặt hái được rất nhiều giải thưởng khác như: giải Ba Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên Toàn quốc 2016 (sinh viên Trần Công Minh, ngành Khoa học Máy tính); giải Khuyến khích Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên Toàn quốc 2017 (sinh viên Nguyễn Thị Lệ, ngành Quản trị Kinh doanh); các giải thưởng lớn tại các cuộc thi hùng biện tiếng Anh, tranh luận,…

Không những đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sinh viên chương trình ADP luôn năng động tham gia các hoạt động tình nguyện quốc tế quan trọng như APEC Việt Nam 2017, hoạt động sôi nổi tại các diễn đàn học thuật và các hoạt động giao lưu quốc tế ý nghĩa thông qua mạng lưới P2A (Passage to Asean) - Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực ASEAN. Các chương trình này thực sự có ý nghĩa giúp sinh viên ASEAN cùng tìm hiểu sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia đồng thời trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên trong việc tiếp cận thị trường lao động quốc tế.

Hơn thế nữa, một điểm nổi bật của chương trình ADP chính là ngoài việc theo học 4 năm tại Việt Nam và nhận Bằng Cử nhân do các trường đại học của Mỹ cấp, sinh viên còn có thể lựa chọn chuyển tiếp sang học tại ĐH Troy và ĐH Keuka (Mỹ) trong 1 hoặc 2 năm cuối với chi phí hợp lí nhất khi có cơ hội nhận học bổng 50% học phí cùng với sự hỗ trợ làm thủ tục nhanh chóng từ chương trình ADP cũng như các trường đối tác. Tin vui khi có 4 sinh viên chương trình ADP đã hoàn tất xong thủ tục và sẵn sàng sang Mỹ theo học năm cuối trong tháng 8.

Chính mô hình đào tạo áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới như mô hình giảng dạy CDIO (Conceive/Hình thành ý tưởng - Design/Thiết kế - Implement/Triển khai - Operate/Vận hành) cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, mô hình PBL (Project/Problem Based Learning - Học qua dự án hoặc giải quyết vấn đề) cho sinh viên khối ngành kinh tế cùng với môi trường học tập năng động, chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế đã giúp sinh viên chương trình ADP có đủ kiến thức và năng lực cũng như sự tự tin để thể hiện hết mình ở những đấu trường trong nước và quốc tế. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho chất lượng đào tạo của chương trình lấy bằng Đại học Mỹ tại ĐH Duy Tân.

Trong những năm qua, chương trình lấy bằng Đại học Mỹ tại ĐH Duy Tân là địa chỉ đào tạo uy tín và chất lượng, là vườn ươm tri thức cho các thế hệ sinh viên. Chương trình ADP đã, đang và sẽ chứng minh mục tiêu giáo dục của mình là đào tạo ra những nhân tài, những công dân toàn cầu đáp ứng các yêu cầu khắc khe của môi trường làm việc đẳng cấp quốc tế.

Tâm Thông
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thanh-tich-vang-cua-sinh-vien-chuong-trinh-lay-bang-dai-hoc-my-tai-dai-hoc-duy-tan-20180802093320632.htm

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

Các trường đại học VN qua công bố quốc tế: Nhìn từ dữ liệu Scopus

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» 37,5% giảng viên chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus
» Điểm danh 30 trường Đại học Việt Nam có Công bố Quốc tế nhiều nhất
» Điểm danh 30 trường Đại học Việt Nam có Công bố Quốc tế nhiều nhất
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» Hợp tác quốc tế giúp Tạp chí của ĐH Duy Tân vào danh mục SCOPUS
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Tin tức :: -‘๑’- Tin nhà trường -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved