Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhTạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
quynhhoaqb123
Vip Cấp 1
Vip Cấp 1
quynhhoaqb123

Tên thật : Quỳnh Hoa
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : 12A3
Tuổi : 27
Tổng số bài gửi : 1288
Cầm tinh con : Chuột(Tý)
Điểm : 3850
Birthday : 17/11/1996
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 27/10/2017
Đến từ : Quảng Bình
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Sinh viên
Sở thích : nghe nhạc
Yahoo! : quynhhoa_qyh

Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình Empty
Bài gửiTiêu đề: Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình   Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình I_icon_minitimeWed Nov 24, 2021 10:58 pm

Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2021 (QĐ số 26/QĐ-HĐGSNN ngày 08/11/2021). Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân (DTU Journal of Science & Technology) của Đại học Duy Tân đã có thêm 2 ngành được đưa vào danh mục tính điểm, gồm Hóa học - Công nghệ Thực phẩm và Xây dựng - Kiến trúc, mỗi ngành được 0 - 0,25 điểm.


Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động báo chí in (số 1245/GP-BTTTT) ngày 5 tháng 8 năm 2011, được Cục Thông tin và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN): 1859 - 4905 (năm 2012). Tính đến nay, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân đã có 7 ngành được tính điểm, ngoài 2 ngành kể trên còn có Vật lý, Sinh học, Dược học, Văn học và Kinh tế.

Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình Tapchi2-19c-55

Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân hiện có thêm 2 ngành được tính điểm công trình


Bài báo được in ở Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân tuân thủ theo những nguyên tắc: Không sao chép, có tính phát hiện, có giá trị khoa học, lần đầu tiên công bố,… và được biên tập, xuất bản dựa trên những quy chuẩn khoa học. Trước khi được công bố, các bài báo đều được phản biện khoa học từ một đến nhiều lần bởi người có học hàm, học vị cùng chuyên ngành và có uy tín khoa học. Tác giả của các bài báo là sinh viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài Trường (kể cả nước ngoài), nhiều người cũng đồng thời là tác giả của hàng loạt các công bố quốc tế (trong đó có các công bố trên tạp chí ISI).


Hiện nay, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân đang sử dụng phần mềm ANTIPLG - Truy tìm nguồn gốc văn bản. Phần mềm này có khả năng phát hiện đoạn văn có dấu hiệu sao chép bằng các phương pháp phân tích bút pháp, so khớp văn bản với kho dữ liệu hệ thống và so khớp tài liệu với dữ liệu từ mạng internet với độ chính xác cao. Phần mềm này giúp loại trừ những bài báo có tính sao chép, đạo văn, đảm bảo uy tín học thuật cho từng công bố trên Tạp chí.


Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân hiện đang phát hành mỗi năm 6 số. Trong đó 5 số tiếng Việt và 1 số tiếng Anh. Nội dung của Tạp chí đề cập đến nhiều ngành, tập trung vào ba lĩnh vực: Khoa học Tự nhiên; Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; Khoa học Xã hội & Nhân văn.


Tính từ số đầu tiên (tháng 11/2011) đến nay (tháng 11/2021), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân phát hành được 47 số. Mỗi năm, Tạp chí công bố khoảng 100 bài báo trên nhiều lĩnh vực.


Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân được đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển bởi hoạt động nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của cán bộ, giảng viên trong toàn trường. Bên cạnh đó, Đại học Duy Tân cũng ban hành những quy định khuyến khích việc công bố bài báo nghiên cứu. Đây là động lực để cán bộ, giảng viên trong trường nỗ lực nghiên cứu và công bố bài báo trên các diễn đàn nghiên cứu quốc tế và trong nước (trong đó có Tạp chí của Trường), giúp cho số lượng và chất lượng bài báo được công bố của Trường tăng trưởng liên tục qua từng năm.


Việc liên tục được Hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm công trình là một cơ hội tốt để Tạp chí thu hút nhiều bài báo chất lượng trong và ngoài Trường, qua đó gia tăng nhanh hơn về chất lượng học thuật, tiến tới tham gia vào hệ thống trích dẫn khoa học quốc gia (VCI) và khu vực (ACI).


(Truyền Thông)

Nguồn: https://duytan.edu.vn/news/NewsDetail.aspx?id=5138&pid=2066&page=0&lang=vi-VN

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
hoangbaonhi
Level 20
Level 20
hoangbaonhi

Tên thật : Hoàng Bảo Nhi
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : A4
Tuổi : 24
Tổng số bài gửi : 1163
Cầm tinh con : Mèo(Mão)
Điểm : 1163
Birthday : 08/05/1999
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 27/02/2018
Đến từ : Viet Nam
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Sinh Vien
Sở thích : Ca nhac
Yahoo! : buichauhien1199

Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình   Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình I_icon_minitimeSat Nov 27, 2021 2:27 pm

‘Biến’ thức ăn thừa thành hạt cám cho lợn và phân bón
Một nhóm sinh viên nghiên cứu và chế tạo một loại máy có khả năng xử lý thức ăn thừa thành hạt cám cho lợn, giúp ích cho ngành chăn nuôi và tránh lãng phí thức ăn.
Tránh lãng phí thực phẩm, ô nhiễm môi trường
Theo nhóm sinh viên của Trường ĐH Duy Tân, mỗi ngày có 87% hộ gia đình thải hai đĩa thức ăn thừa, điều này gây lãng phí thực phẩm và làm ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, người chăn nuôi thường sử dụng đồ ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn, không đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, an toàn cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, một nhóm 4 sinh viên của trường đã lên ý tưởng thiết kế và chế tạo máy xử lý thực phẩm thừa.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình Sinh-vien-1-8706
Nhóm nghiên cứu gồm 4 sinh viên
NVCC

Trưởng nhóm nghiên cứu Nguyễn Văn Hoàng Long chia sẻ: “Từ khi lên ý tưởng triển khai cho đến khi hoàn thiện sản phẩm, nhóm làm không ngừng nghỉ trong vòng một tháng. Chúng tôi đã hoàn thiện phiên bản đầu tiên nhanh nhất có thể để tham gia cuộc thi khởi nghiệp Hult Prize 2021 khu vực Đông Nam Á”.

Với chiều cao 80 cm, rộng 70 cm, máy nghiền thức ăn có buồng chứa lên đến 16 kg thức ăn thừa. Mỗi khi ra thành phẩm, máy có thể tự động ngắt.

Người sử dụng chỉ cần bỏ thức ăn thừa, thực phẩm thừa vào máy để chúng được xay nghiền trong vòng 30 - 45 phút. Máy tự động nghiền và loại bỏ nước trong thực phẩm theo hệ thống đường ống. Sau khi nghiền nát, máy sẽ sấy khô toàn bộ thực phẩm thừa ở nhiệt độ 80 độ C trong vòng 3 giờ.

Cuối cùng, bộ phận xay mịn sẽ hoạt động, vừa xay, vừa trộn với một lượng vi sinh nhất định để tạo ra thành phẩm là hạt cám mịn. Như vậy, chỉ trong vòng 4 giờ, máy có thể xử lý tối đa 16 kg thức ăn thừa và cho ra được 4kg thành phẩm.

Sinh viên Phạm Khắc Minh Đức, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ: “Hạt cám do máy tạo ra dễ dàng tiêu hóa trong đường ruột của lợn, đảm bảo sạch, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. So với các loại cám mua trên thị trường thì người chăn nuôi có thể yên tâm hơn về độ sạch và chất dinh dưỡng bởi vì do chính họ có thể tạo ra nguồn thức ăn sẽ yên tâm hơn”.

Mang công nghệ dự thi, gọi vốn
Dự án của nhóm sinh viên bước vào vòng chung kết trong cuộc thi khởi nghiệp Hult Prize 2021 nhưng không đạt giải.

Dù vậy, nhóm sinh viên vẫn tiếp tục cố gắng hoàn thiện sản phẩm và mang công nghệ của họ đi tham dự các cuộc thi và gọi vốn đầu tư trong thời gian tới như: giải thưởng nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng, chương trình sáng kiến năng lượng bền vững, cuộc thi khởi nghiệp dành cho các sinh viên ở khu vực Đông Nam Á (P2A)…
Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình Sinh-vien-2-2762
Máy xử lý thực phẩm thừa
NVCC

Là giảng viên hướng dẫn nghiên cứu cho nhóm sinh viên, thạc sĩ Phạm Ngọc Quang thuộc Trung tâm Điện - Điện tử (CEE) của Trường ĐH Duy Tân, chia sẻ: “Thành viên nhóm nghiên cứu là những nhân tố tốt, không những có kỹ năng làm việc độc lập mà còn làm việc nhóm ăn khớp với nhau. Tuy những ngày đầu chạy dự án, nhóm còn gặp khó khăn về tư duy, suy nghĩ trên lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Nhưng với sự quyết tâm học hỏi, các em đã hiện thực hóa thành công ý tưởng của mình”.

Ông Quang đánh giá: “Máy xử lý thực phẩm thừa sẽ tạo ra tiền đề cho một hướng mới giải quyết vấn đề của người nông dân về dịch tả lợn và nông sản hư hỏng, hộ gia đình và trang trại chăn nuôi dễ dàng sử dụng. Máy khi đưa vào thực tiễn tạo ra sản phẩm có hiệu năng tốt, tăng năng suất lao động, giảm bớt gánh nặng kinh tế và đem lại môi trường sạch”.

Còn Nguyễn Thanh Hùng, thành viên nhóm nghiên cứu, bộc bạch: “Niềm vui và hạnh phúc của chúng tôi là khi nhìn thấy sản phẩm dần hoàn thiện từng ngày. Chúng tôi càng vui hơn khi được mang sản phẩm tham dự các cuộc thi, hội thảo kêu gọi vốn đầu tư”.
Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình Anh-4-169
Nhóm tác giả mong muốn mang sản phẩm tốt đến người nông dân
NVCC

Dự kiến giá bán của máy nghiền thực phẩm thừa là khoảng 25 triệu. Nhóm sinh viên đang cố gắng cải thiện sản phẩm để có giá thành hợp lý với túi tiền của người nông dân. So với máy Exbio cùng loại của Hàn Quốc đã sản xuất giá thành khoảng 30-40triệu/máy thì máy của nhóm rẻ hơn.

Nhóm nghiên cứu cho hay, máy không những tạo thức ăn cho lợn mà còn tạo ra được phân bón, nếu người sử dụng thay thế vi sinh hỗ trợ cho việc tạo ra phân bón để trồng trọt trong quá trình định lượng và xay mịn.

Một đơn vị doanh nghiệp ở Đà Nẵng vừa có đề nghị sẽ hỗ trợ nhóm sinh viên sản xuất máy "biến" thực phẩm thừa cám cho lợn, với điều kiện họ phải đạt được ít nhất một thành tích trong các cuộc thi sắp tới.
Nguồn: https://thanhnien.vn/bien-thuc-an-thua-thanh-hat-cam-cho-lon-va-phan-bon-post1396869.html

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

Tạp chí Khoa học & Công nghệ của Đại học Duy Tân có thêm 2 ngành được tính điểm công trình

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH Duy Tân: Thêm 3 ngành, Liên ngành được Tính điểm và Tăng điểm năm 2022
» Ngành Môi trường-Công nghệ Thực phẩm-Công nghệ Sinh học tại DTU: Điểm nhấn trong đào tạo
» Sinh viên Chương trình Tiên tiến và Quốc tế ngành Công nghệ Thông tin Khoa Đào tạo Quốc tế Bảo vệ Thành công Đồ án Capstone
» 'Hot boy' đạt 26,9/30 điểm NV1 vào ĐH Duy Tân ngành Công nghệ phần mềm
» Tạp chí Khoa học & Công nghệ: Số chuyên trang ngành Du lịch
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Học tập :: -‘๑’- Chia sẻ Bài tập -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved