Phải làm gì khi bị nhiễm phóng xạ?
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhPhải làm gì khi bị nhiễm phóng xạ? I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Phải làm gì khi bị nhiễm phóng xạ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Người điều hành
Người điều hành
Admin

Tên thật : Tuyên Hóa High School
Giới tính : Nam
Đang học lớp : Trung cấp Quản lý nhân sự
Tuổi : 49
Tổng số bài gửi : 1239
Cầm tinh con : Mèo(Mão)
Điểm : 2476
Birthday : 06/03/1975
Được cảm ơn(lần) : 63
Ngày tham gia : 04/11/2010
Đến từ : Tuyên Hoá-Quảng Bình Resort
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Chủ tịch HĐQT kiêm Bảo vệ
Sở thích : Cafe, Sting, Cờ tướng, đi bộ dưới trời mưa sấm sét,...
Yahoo! : Mylove_t0603

Phải làm gì khi bị nhiễm phóng xạ? Empty
Bài gửiTiêu đề: Phải làm gì khi bị nhiễm phóng xạ?   Phải làm gì khi bị nhiễm phóng xạ? I_icon_minitimeMon Apr 11, 2011 8:54 pm

Nếu phát hiện mình đang ở trong vùng bị nhiễm phóng xạ, bạn sẽ làm gì? Dưới đây khuyến cáo cách xử trí cho người dân của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (Bộ KHCN) Nhật Bản.


1. Khi bị nhiễm phóng xạ

Khi phát hiện bị nhiễm phóng xạ, ngay lập tức bạn phải cởi bỏ hết quần áo, giày dép để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm xạ thêm, sau đó là nhẹ nhàng tắm rửa bằng xà phòng và nước. Dùng ngay viên nén i-ốt kali sẽ cho phép giảm nguy cơ nhiễm i-ốt phóng xạ và phải uống ngay lập tức sau khi biết khu vực sống bị nhiễm phóng xạ.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường cũng là biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn phóng xạ
Uống viên i-ốt kali sẽ giảm được 90% nguy cơ nhiễm phóng xạ với liều lượng cần thiết. Cụ thể:

- Tại những khu vực mà người dân hấp thụ i-ốt qua đường ăn uống ở mức bình thường: Một liều tương đương hoặc hơn 30mg.
- Tại những khu vực mà người dân không hấp thụ đủ i-ốt qua đường ăn uống (ví dụ như Pháp, Việt Nam): Dùng từ 50 đến 100mg.
- Với trẻ em: trẻ em dưới 12 tuổi: 1 viên nén, trẻ từ 1 đến 36 tháng: 1/2 viên, trẻ mới sinh đến dưới 1 tháng: ¼ 1/4 viên

2. Phòng tránh bị nhiễm phóng xạ

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ ngoài, bạn cần:

- Bảo vệ bằng khoảng cách (tránh càng xa nguồn phóng xạ càng tốt).
- Bảo vệ bằng thời gian (thời gian tiếp xúc phóng xạ càng ngắn càng tốt).
- Bảo vệ bằng che chắn (trú ẩn vào các tòa nhà bằng bê tông).

Để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm xạ trong, bạn nên:

- Tránh việc hít phải chất phóng xạ (đeo mặt nạ, khẩu trang hoặc găng tay).
- Tránh việc hấp thụ các chất phóng xạ (không uống hoặc ăn nước và thức ăn nhiễm xạ).

Nếu nghi mình đã bị phơi nhiễm phóng xạ, bạn phải rửa và làm sạch cơ thể. Sau đó, đến ngay các cơ sở y tế và đề nghị được kiểm tra mức độ phơi nhiễm.

Nguy cơ lâu dài lớn nhất đối với nhiễm phóng xạ là ung thư. Ung thư xảy ra khi tế bào mất khả năng này, trở nên bất tử, vẫn tiếp tục phân chia và phân chia một cách mất kiểm soát. Phơi nhiễm phóng xạ có thể làm cho cơ thể bị biến đổi gen của cơ thể. Đặc biệt là di truyền sang thế hệ con cháu, đầu hoặc kích thước não nhỏ hơn, mắt kém, phát triển chậm, và tiếp thu đặc biệt kém. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng có thể bị nhiễm phóng xạ ở nguy cơ cao.

Các triệu chứng của phơi nhiễm phóng xạ

Phơi nhiễm phóng xạ ở mức độ trung bình, trên 1 đơn vị Gy, (có 7 cấp độ phơi nhiễm từ 1 Gy tới 7 Gy) có thể khiến chúng ta bị ốm, với hàng loạt triệu chứng. Vài giờ sau khi bị phơi nhiễm, thường bắt đầu bằng các triệu chứng buồn nôn và nôn, sau đó là tiêu chảy, đau đầu, sốt.

Sau những triệu chứng đầu tiên, có thể có một khoảng thời gian ngắn cơ thể dường như trở lại bình thường, không có biểu hiện ốm đau gì.

Nhưng sau đó vài tuần là những triệu chứng mới, nghiêm trọng hơn như tiêu chảy ra máu, rụng tóc, loét miệng. Đặc biệt là bệnh nhiễm phóng xạ sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu tự phát (khiến cho mũi, họng, răng chảy máu tự nhiên. Từ đó rất dễ gây ra chảy máu từ các bộ phận khác, thậm chí còn gây ra chứng nôn ra máu)

Nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức cao hơn, tất cả những triệu chứng trên có thể được biểu hiện ngay, cùng đó là các cơ quan nội tạng đồng loạt bị tổn thương nhanh chóng, có thể dẫn đến tử vong.

Người lớn khỏe mạnh nếu bị phơi nhiễm phóng xạ ở mức 4 Gy thường cũng sẽ bị tử vong trong vòng nửa tiếng.

Các phần của cơ thể có khả năng tổn thương lớn nhất khi bị phơi nhiễm gồm các mô ở ruột và dạ dày, và các tế bào sản sinh máu trong tủy xương..

(Nguồn: TTXVN, 24h)

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
https://truongtuyenhoa.forumvi.com
 

Phải làm gì khi bị nhiễm phóng xạ?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Mod là gì ? Nhiệm vụ và quyền lợi ?
» Anh xin lỗi... ko phải anh đểu mà là do em ngu!
» Tại sao bạn cần phải ngủ đủ 8 tiếng?
» Dưa chuột Việt Nam cũng bị nhiễm khuẩn E.coli
» Thất lạc giấy báo dự thi, phải làm thế nào?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Mục chia sẻ :: -‘๑’- Sức khỏe-Giới tính -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved