Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhPhân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Người điều hành
Người điều hành
Admin

Tên thật : Tuyên Hóa High School
Giới tính : Nam
Đang học lớp : Trung cấp Quản lý nhân sự
Tuổi : 49
Tổng số bài gửi : 1239
Cầm tinh con : Mèo(Mão)
Điểm : 2476
Birthday : 06/03/1975
Được cảm ơn(lần) : 63
Ngày tham gia : 04/11/2010
Đến từ : Tuyên Hoá-Quảng Bình Resort
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Chủ tịch HĐQT kiêm Bảo vệ
Sở thích : Cafe, Sting, Cờ tướng, đi bộ dưới trời mưa sấm sét,...
Yahoo! : Mylove_t0603

Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh   Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh I_icon_minitimeMon Apr 18, 2011 7:38 pm

Trong tiếng Anh, Shall và Will đều sử dụng cho thì tương lai đơn, Shall thì đi với ngôi 1 (số ít và số nhiều), Will đi với các ngôi còn lại.

Linh: Anh John thân mến, mấy hôm nay không thấy kiểm tra hòm thư điện tử hả? Ngập trong thư của bạn đọc rồi đây này. You should check mail as soon as possible! (1)

John: I shall tomorrow. (2)

Linh: No, you shall check mail today! (3)

John: Thôi được rồi, chiều nay anh sẽ làm luôn, trước khi ăn cơm luôn nhé!

Linh: Thế còn được. Mà chiều là việc của chiều, giờ anh John tranh thủ giải đáp thắc mắc này của bạn đọc luôn nhé:

“Phân biệt sự khác nhau, cách sử dụng của Shall, Will, Should và Would?”

John: Câu hỏi này khá hay. Để anh xem nào…

Đều sử dụng cho thì tương lai đơn, Shall thì đi với ngôi 1 (số ít và số nhiều), Will đi với các ngôi còn lại.:

- (2)

- He will be here around 3 o’clock.

John: Tuy nhiên, lưu ý rằng khi diễn tả như một quyết tâm, một lời hứa hay một sự quyết đoán, Will lại được sử dụng với ngôi 1 và Shall được sử dụng với các ngôi còn lại (tức là ngược lại so với bình thường).

- I will marry her, no matter what! (Dù gì đi nữa tôi cũng sẽ cưới cô ấy - không ai có thể cản tôi)

- It shall be done by tomorrow! (Sẽ xong vào ngày mai - bằng mọi giá tôi sẽ hoàn thành việc đó)

John: Trong tiếng Anh hiện đại, Will gần như không có sự phân biệt khi sử dụng với tất cả các ngôi, trong khi Shall rất ít được sử dụng.

Linh: Rất ít tức là vẫn dùng đúng không anh?

John: Đừng nóng, “từ từ rồi khoai sẽ nhừ”. Shall vẫn được sử dụng trong thể nghi vấn với ngôi 1 để diễn tả một lời, một sự gợi ý, đề nghị hay yêu cầu lời khuyên.

- Shall we dance? (Chúng ta hãy cùng nhảy chứ? - Tên một bộ phim rất nổi tiếng)

- Shall I get some chicken on the way back? (Anh sẽ mua thêm ít thịt gà trên đường về nhé? - Anh đang hỏi ý kiến em đấy em yêu, không biết có cần thêm thịt gà không?)

John: Shall còn đôi khi dùng để yêu cầu người khác làm một việc gì đó với nghĩa mạnh gần như Must:

- (3) (Anh phải kiểm tra hòm thư ngay ngày hôm nay - Việc đó thực sự là cần thiết, thực sự quan trọng)

- You shall finish your homework before you do anything else! (Con sẽ làm xong bài tập trước khi làm bất cứ cái gì khác! - Đó là mệnh lệnh đấy con trai, con không có lựa chọn nào khác đâu)

John: Shall cũng hay được sử dụng trong các văn bản pháp luật hoặc liên quan đến pháp luật (hợp đồng, biên bản thỏa thuận…) khi nói về những yêu cầu bắt buộc.

- All fees shall be paid in full 5 days prior to departure date. (Tất cả các loại phí sẽ được nộp đủ trước ngày khởi hành 5 ngày - Tất cả các loại phí phải được nộp đủ, nếu không nộp đủ và đúng hạn sẽ không được khởi hành)

Linh: Ồ, hóa ra là như thế. Vậy còn Should và Would thì sao?

John: Should cũng thường được dùng để thay thế Shall với ý gợi ý, đề nghị hay tìm lời khuyên (một cách lịch sự hơn Shall):

- Should I open the window? (Tôi sẽ mở cửa nhé - Tôi đang muốn hỏi xem bạn có lạnh không, nếu không thì tôi sẽ mở cửa nhé)

Should được dùng với nghĩa là “nên”:

- You should open a bank account. You shouldn’t keep that much cash at home. (Chị nên mở một tài khoản ngân hàng đi. Chị không nên giữ nhiều tiền mặt như vậy ở nhà.)

John: Should còn được dùng sau if nếu người nói không dám chắc lắm về một việc có xảy ra trong tương lai không nhưng vẫn có một cơ hội nhỏ rằng sự việc đó sẽ xảy ra:

- If you should see him at the party, please kindly send him my regards. (Nếu có gặp anh ấy ở buổi tiệc, phiền hãy gửi lời hỏi thăm của tôi nhé - Tôi không chắc là anh ta có đến đó không, tuy nhiên nếu anh ta đến thì hãy chuyển lời giúp tôi.)

John: Would thỉnh thoảng được dùng thay cho used to khi nói về thói quen trong quá khứ:

- When we were just kids, we would spend hours every morning searching for seashells by the seashore. (Khi còn là những đứa trẻ, mỗi sáng chúng tôi thường ra bờ biển nhặt vỏ sò hàng giờ liền)

Would dùng khi yêu cầu một cách lịch sự:

- Would you be so kind as to help me on my moving day?

- Would you go out and check the mailbox?

Linh: Cũng không quá phức tạp như Linh nghĩ nhỉ.

Cám ơn anh John nhé! Các bạn đừng quên hòm thư của John & Linh là john.linh@aac.edu.vn nhé!
John & Linh: Xin chào và hẹn gặp lại!

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
https://truongtuyenhoa.forumvi.com
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh   Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh I_icon_minitimeMon Aug 28, 2017 5:04 pm

3 suất du học Mỹ, 50 suất du học tại chỗ lấy bằng Mỹ tại Duy Tân
Đại học (ĐH) Duy Tân công bố 3 suất học bổng Trả toàn bộ học phí du học Mỹ và 50 suất học bổng Toàn phần du học Tại chỗ lấy bằng Mỹ cho mùa tuyển sinh 2017:
Đối tác thực hiện cùng với ĐH Duy Tân trong học bổng này là ĐH Troy (“State”) và ĐH Keuka.
Những ngành học áp dụng học bổng này gồm:
- Khoa học Máy tính (Computer Science)
- Quản trị Kinh doanh (Business Administration / Management Science)
- Quản trị Du lịch & Khách sạn (Hospitality Management)
- Quản trị Tài chính (Financial Management)
Theo đó, cơ cấu học bổng, bao gồm:
- Học bổng du học Mỹ:
Tại ĐH Troy (“State”)
Học phí 3 năm: tương đương 18.256 USD/năm
Ăn ở: do du học sinh đảm nhận, vào khoảng 400 ~ 600 USD/tháng
- Học bổng du học tại chỗ:
Tại ĐH Duy Tân lấy bằng của ĐH Troy hoặc ĐH Keuka
Học phí toàn bộ 4 năm: tương đương 5.000 USD/năm
Ăn ở: hỗ trợ tìm kiếm nơi ở ổn định cho các bạn nhận học bổng
ĐH Duy Tân ký kết chương trình Du học tại chỗ với ĐH Troy, ĐH Keuka, Mỹ
ĐH Duy Tân ký kết chương trình Du học tại chỗ với ĐH Troy, ĐH Keuka, Mỹ
Lộ trình: Học 1 năm tại ĐH Duy Tân trước khi được xét đi học 3 năm còn lại ở Mỹ hoặc học toàn bộ 4 năm tại ĐH Duy Tân vẫn để lấy bằng Mỹ (với học bổng toàn phần)
Điều kiện xét nhận học bổng: Đăng ký vào Đại học Duy Tân (Mã trường: DDT, với học bổng toàn phần đã được cấp để học tại Duy Tân) ở các ngành/chuyên ngành:
Khoa học Máy tính, chương trình ĐH Troy tại Duy Tân (Mã ngành: 52480103),
Quản trị Kinh doanh, chương trình ĐH Keuka tại Duy Tân (Mã ngành: 52340101),
Quản trị Du lịch & Khách sạn, chương trình ĐH Troy tại Duy Tân (Mã ngành: 52340103),
Quản trị Tài chính, chương trình ĐH Upper Iowa tại Duy Tân (Mã ngành:52340201),
Thứ tự đăng ký: đến trước thì được xét trước; Điểm thi THPT: tối thiểu là 24/30 điểm; Để xét đi Du học Mỹ sẽ căn cứ vào kết quả học tập (GPA tối thiểu 3.33) và test tiếng Anh (sử dụng IELTS) sau 1 năm tại ĐH Duy Tân.


Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ:
Trung tâm Tuyển sinh, Đại học Duy Tân
Số 254 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng
Điện thoại: 1900.966.900 - 0236.3653561 - 3650403
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn - http://www.dtu.edu.vn
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn

ĐH Troy, nguyên còn gọi là “Troy State University” là một đại học công lập được thành lập ở thị trấn Troy, bang Alabama, Mỹ từ năm 1887. Trường luôn được xem là 1 trong 5 đại học công lập hàng đầu của bang Alabama, và được Princeton Review trong nhiều năm liền xếp hạng là một trong “Những đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Hoa Kỳ.”
ĐH Keuka hay còn gọi là Keuka College nằm ở bang New York, Mỹ và có đào tạo các hệ Cử nhân Đại học (31 chương trình), Thạc sĩ (9 chương trình), và sau Thạc sĩ (1 chương trình). Trường được thành lập từ năm 1890, tọa lạc bên hồ Keuka tươi đẹp và trường luôn nổi tiếng vì sự “chăm chút” trong chất lượng giáo dục và đào tạo với tỷ lệ sinh viên trên giảng viên là 14:1.
http://thanhnien.vn/giao-duc/3-suat-du-hoc-my-50-suat-du-hoc-tai-cho-lay-bang-my-tai-duy-tan-856274.html

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh   Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh I_icon_minitimeTue Sep 19, 2017 7:56 pm

Lần đầu tiên công bố xếp hạng trường đại học top đầu Việt Nam
VOV.VN -Đứng thứ nhất trong Top 5 là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Đà Nẵng ở vị trí thứ 4 và ĐH Quốc gia TP HCM thứ hạng 5.

Lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một bảng xếp hạng đại học (ĐH) do một một nhóm chuyên gia độc lập với cơ quan quản lý nhà nước tiến hành và công bố.

Trong lần đầu công bố, Nhóm đã xếp hạng 49 trường đại học có đầy đủ thông tin nhất trong số dữ liệu hơn 100 trường mà Nhóm thu thập được từ năm 2014.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ĐH quốc gia và ĐH vùng có lịch sử lâu đời, quy mô lớn đều đứng ở thứ hạng cao. Đứng thứ nhất trong Top 5 là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Đà Nẵng ở vị trí thứ 4 và ĐH Quốc gia TP HCM thứ hạng 5. Trong Top 10 trường hàng đầu còn có các trường ĐH lớn truyền thống khác như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam đứng thứ 3, ĐH Cần Thơ xếp thứ 6, ĐH Bách khoa Hà Nội vị trí thứ 7, ĐH Sư phạm Hà Nội thứ 10.

Một số trường ĐH mới thành lập chưa lâu, ít được biết đến hơn nhưng lại có vị trí cao trong bảng xếp hạng. Đó là Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng thứ 2, Trường ĐH Duy Tân đứng thứ 9.

Theo phân tích của Nhóm, những trường có thứ hạng cao chủ yếu là có thành tích trong công bố quốc tế.

Điều ngạc nhiên nữa, các trường ĐH khối kinh tế nổi tiếng, là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều học sinh giỏi lại có xếp hạng trung bình. Đơn cử như trường ĐH Ngoại thương đứng thứ 23, ĐH Thương mại xếp thứ 29, ĐH Kinh tế quốc dân đứng ở vị trí 30, Học viện Tài chính đứng thứ hạng 40.

Nhóm Xếp hạng ĐH cho rằng, sự hiện diện của các trường này trên những ấn phẩm khoa học quốc tế còn mờ nhạt. Các trường này muốn vươn lên vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng thời gian tới, cần vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là công bố quốc tế. Bảng xếp hạng cũng cho thấy, sức ép cạnh tranh sẽ khiến các trường ĐH không dựa được vào ánh hào quang “truyền thống” mà đầu tư theo chiều sâu vào nghiên cứu và nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong các bảng xếp hạng ĐH uy tín trên thế giới như Times Higher Education (THE), World University Rankings (QS), Webometrics..., Việt Nam chưa có trường ĐH nào lọt vào danh sách Top 1000.

Trong khi đó, bảng xếp hạng phân tầng ĐH thành ba hạng theo Nghị định do Chính phủ ban hành từ năm 2015 cũng chưa thấy được công bố. Mặt khác, cho đến nay, ĐH Việt Nam chưa được xếp hạng một cách định lượng.

Trước đó, vào giữa tháng 6/2017, lần đầu tiên, Việt Nam có 4 trường đại học đạt kiểm định chất lượng quốc tế do Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp đánh giá, với hiệu lực là 5 năm. Đó là các trường: Đại học Bách khoa Hà Nội cùng ĐH Xây dựng, ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Bách khoa TPHCM./.
http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/lan-dau-tien-cong-bo-xep-hang-truong-dai-hoc-top-dau-viet-nam-667679.vov

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh   Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh I_icon_minitimeMon Oct 23, 2017 4:37 pm

TB Tuyển sinh Thạc sĩ Chuyên ngành Quản trị Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp - Khóa 1
(05/10/2017)
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP - KHÓA 1

Trường Đại học Duy Tân hợp tác với Trường Đại học Koblenz - Landau (KO-LD), CHLB Đức thông báo tuyển sinh chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp Khóa 1 năm 2017 như sau:
1. Mục tiêu đào tạo: Đào tạo các nhà quản lý và các doanh nhân khởi nghiệp có tư duy chiến lược, kiến thức cập nhật và hệ thống về quản trị công nghệ, quản trị sự đổi mới sáng tạo và khởi sự kinh doanh.
2. Chuyên ngành đào tạo: Quản trị Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp/ Major in Entrepreneurship, Technology, and Innovation Management.
3. Đối tượng đào tạo: Ứng viên là các nhà quản lý hoặc có triển vọng trở thành nhà quản lý trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội; Các sinh viên mới tốt nghiệp có tinh thần doanh nhân và ước vọng làm chủ doanh nghiệp.
4. Tổ chức đào tạo
- Thời gian đào tạo: Khóa học được tổ chức trong 24 tháng, học ngoài giờ hành chính và cuối tuần.
- Đội ngũ giảng viên: Chương trình đào tạo bao gồm 14 môn học với tổng số 120 tín chỉ ECTS (European Credit Transfer and Accumulation System). Trong đó, giảng viên của trường Đại học Duy Tân và trường ĐH Koblenz - Landau giảng dạy trực tiếp và giảng dạy theo phương pháp tích hợp (blended learning).
- Quy mô lớp học: 25 - 35 học viên/lớp.
5. Bằng cấp:
Học viên hoàn thành chương trình đào tạo sẽ được Trường ĐH Koblenz - Landau cấp bằng “Thạc sĩ Quản trị Thông tin chuyên ngành Quản trị Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp/ Master of Science in Information Management with a major in Entrepreneurship, Technology, and Innovation Management” được cơ quan kiểm định chất lượng của CHLB Đức công nhận.
6. Học phí và lệ phí (dự kiến)
- Học phí: 140 triệu đồng/khóa
- 20 thí sinh nộp hồ sơ đầu tiên được cấp học bổng trị giá 50% học phí toàn khóa.
- Học viên MBA của Đại học Duy Tân được cấp học bổng 50% học phí toàn khóa.
- Lệ phí tuyển sinh: 1.000.000 đồng.
7. Điều kiện dự tuyển: Các ứng viên có nhu cầu cập nhật, nâng cao kiến thức về quản lý, quản lý thông tin, quản trị công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đáp ứng các điều kiện sau có thể đăng ký dự tuyển:
- Điều kiện về văn bằng: Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ thông tin, Quản trị thông tin, kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hoặc tương đương; Có điểm trung bình chung đại học từ 2,5 theo xếp loại của Đức (tương đương mức 7,5 theo xếp loại của Việt Nam) trở lên.
Những thí sinh có điểm trung bình chung thấp hơn mức điểm nói trên sẽ được Trường ĐH Koblenz - Landau xem xét chấp nhận vào chương trình trên cơ sở đánh giá các năng lực tổng thể; Các thí sinh không có đủ các khối kiến thức cơ bản như qui định sẽ được học bổ sung kiến thức theo yêu cầu của Trường ĐH Koblenz Landau (xem xét từng trường hợp cụ thể).
- Điều kiện về kinh nghiệm và thâm niên công tác: Ứng viên là người mới tốt nghiệp hoặc đang làm việc trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội.
- Điều kiện về tiếng Anh: Có trình độ tiếng Anh cấp độ B2 theo Khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương trở lên.
8. Thi tuyển và cách thức xét tuyển: Sau khi nộp hồ sơ tuyển sinh và được Hội đồng tuyển sinh đánh giá đủ điều kiện dự tuyển, thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn tiếng Anh.
Điểm sàn xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh quyết định.
9. Hồ sơ dự tuyển: Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
- Bản đăng ký dự tuyển (Application form - Theo mẫu, 01 bản);
- CV tóm tắt quá trình học tập và công tác (Bằng tiếng Anh, 01 bản);
- Bằng tốt nghiệp PTTH (02 bản dịch công chứng);
- Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm (02 bản dịch công chứng);
- Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu (02 bản dịch công chứng);
- Chứng chỉ tiếng Anh theo quy định (02 bản công chứng);
- Thư giới thiệu (02 thư, 01 thư từ nơi công tác và 01 thư của giáo viên đã từng giảng dạy hoặc hướng dẫn – Theo mẫu);
- 04 ảnh 3*4.
Ứng viên có thể sẽ được yêu cầu phỏng vấn APS theo quy định của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam hoặc của Trường ĐH Koblenz - Landau. Thí sinh tự chi trả chi phí phỏng vấn (nếu có).
10. Học bổng ERASMUS MUNDUS
Trường ĐH Koblenz - Landau và Trường ĐH Duy Tân sẽ xét cấp học bổng Erasmus Mundus tham dự một khóa học tại CHLB Đức cho các học viên xuất sắc của Chương trình.
Học bổng Erasmus Mundus là chương trình hợp tác hỗ trợ sinh viên toàn cầu tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, nhằm góp phần phát triển chất lượng giáo dục châu Âu cũng như thúc đẩy đối thoại giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Thông tin chi tiết về học bổng và điều kiện tham gia học bổng được đăng trên website của Viện Đào tạo Quốc tế www.isneu.edu.vn.
11. Hoạt động khảo sát thực tế tại CHLB Đức
Hoạt động đi khảo sát thực tế 10 ngày tại CHLB Đức là một phần trong chương trình đào tạo (không bắt buộc). Thời gian đi khảo sát được thực hiện trước khi bắt đầu làm luận văn tốt nghiệp. Học viên sẽ đi khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp khởi nghiệp và tham dự khóa học về phương pháp nghiên cứu để làm luận văn tốt nghiệp và để đánh giá và phân tích thị trường phục vụ công việc thực tế của học viên.
Học viên sẽ được Chương trình hỗ trợ chi phí ăn ở trong thời gian ở Đức với mức tối đa là 11.375.000VND (tương đương $500)/ học viên. Học viên tự trang trải chi phí vé máy bay, chi phí đi lại, chi phí ăn ở (nếu có phát sinh) và chi tiêu cá nhân khác. Trong trường hợp bất khả kháng, học viên không thể tham gia được, học viên có thể xin bảo lưu để tham gia đi khảo sát cùng với các khóa học sau đó. Chương trình hỗ trợ này dành cho các học viên không có học bổng Erasmus Mundus nói trên.
Trường ĐH Koblenz - Landau sẽ hỗ trợ học viên làm thủ tục visa, sắp xếp chỗ ăn ở và lịch trình đi khảo sát thực tế tại CHLB Đức.
12. Lịch trình tuyển sinh

TT

Lịch trình

Thời gian

1.

Hạn nộp hồ sơ

15/10/2017

2.

Phỏng vấn & Thi viết tuyển sinh đầu vào

25-29/10/2017

3.

Khai giảng và định hướng khóa học

11/2017

13. Địa chỉ liên hệ
- Trung tâm Tuyển sinh, Trường Đại học Duy Tân, 254 Nguyễn Văn Linh
- Điện thoại: (0236 )- 3653561- 3650403- 3652608
- Hotline: 0905294390- 0905294391- 0905155544-0901964444
- Website : http://tuyensinh.duytan.edu.vn; http://sdh.duytan.edu.vn

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh   Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh I_icon_minitimeWed Oct 25, 2017 8:19 am

THÔNG BÁO
Tuyển sinh Thạc sĩ đợt 2 năm 2017

Trường Đại học Duy Tân thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2017 như sau:
1. Chuyên ngành tuyển sinh
- Quản trị Kinh doanh Mã ngành: 60.34.01.02
- Kế toán Mã ngành:60.34.03.01
- Khoa học Máy tính Mã ngành: 60.48.01.01
- Xây dựng Mã ngành: 60.58.02.08
- Tài chính Ngân hàng Mã ngành: 60.34.02.01
2. Hình thức và thời gian đào tạo
- Hình thức đào tạo tập trung.
- Thời gian đào tạo là 2 năm, học ngoài giờ hành chính.
3. Môn thi tuyển sinh
STT
CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH
CÁC MÔN THI TUYỂN SINH
Chủ chốt 1
Chủ chốt 2
Ngoại ngữ
1
Quản trị kinh doanh
Quản trị tài chính
Kinh tế vi mô
Tiếng Anh
2
Kế toán
Kế toán tài chính
Nguyên lý Kế toán
Tiếng Anh
3
Khoa học máy tính
Toán Rời rạc
Cơ sở lập trình
Tiếng Anh
4
Xây dựng
Toán Cao cấp A
Sức bền vật liệu
Tiếng Anh
5
Tài chính Ngân hàng
Tài chính- Tiền tệ
Kinh tế vi mô
Tiếng Anh
Ghi chú:
Thí sinh có trình độ tiếng Anh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
d) Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương như liệt kê dưới đây:
Khung năng lực
ngoại ngữ
VN
IELTS
TOEFL
TOEIC
Cambridge Exam
BEC
BULATS

CEFR
Cấp độ 3
4.5
450 ITP
133 CBT 45 iBT
450
PET
Preliminary
40

B1

4. Điều kiện dự thi
4.1. Điều kiện văn bằng
a. Đã tốt nghiệp đại học đúng ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi.
b. Người có bằng tốt nghiệp đại học gần với ngành, chuyên ngành dự thi phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi ( có danh mục ngành đúng, ngành gần, ngành khác được dự thi theo từng ngành, chuyên ngành đào tạo kèm theo).
c. Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
d. Đối với thí sinh thuộc các chuyên ngành khác dự thi ngành Quản trị kinh doanh phải học chuyển đổi 7 học phần (danh mục các học phần chuyển đổi xem trong Danh mục ngành đúng, ngành gần, ngành khác được dự thi theo từng ngành, chuyên ngành đào tạo kèm theo) và có 2 năm kinh nghiệm công tác kể từ ngày tốt nghiệp.
4.2. Về kinh nghiệm công tác chuyên môn
- Các đối tượng tuyển sinh có bằng đại học ngành đúng, ngành phù hợp và ngành gần với ngành, chuyên ngành dự thi được thi ngay sau khi tốt nghiệp.
- Đối với thí sinh thuộc các chuyên ngành khác dự thi ngành Quản trị kinh doanh phải tích lũy kinh nghiệm thực tiễn tối thiểu 02 năm trước khi đăng ký dự thi.
5. Đối tượng và chính sách ưu tiên tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ
5.1. Đối tượng ưu tiên
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;
đ) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại mục a);
e) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.
5.2. Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản.
6. Hồ sơ dự tuyển:
- Thời gian phát hành: Từ ngày 29/08/2017 đến ngày 05/11/2017
- Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Trung tâm Tuyển sinh, Đại học Duy Tân (254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng ).
- Lệ phí ôn tập và lệ phí dự thi: 1.250.000 đồng ( đóng khi nộp hồ sơ )
7. Thời gian nhận hồ sơ và thi tuyển sinh
- Thời gian nhận hồ sơ:
+ Từ ngày ra thông báo đến ngày 15/11/2017 ( buổi sáng từ 7h00 -11h00, buổi chiều từ 13h00 – 17h00 ).
+ Đối với thí sinh trái ngành đăng ký dự thi Quản trị kinh doanh, hạn cuối nộp hồ sơ là 10/10/2017.
+ Học chuyển đổi và ôn thi: Từ 10/10/2017-15/11/2017.
+ Thi tuyển sinh cao học: Ngày 02-03 tháng 12 năm 2017.
8. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ:
- Trung tâm Tuyển sinh, Trường Đại học Duy Tân, 254 Nguyễn Văn Linh
- Điện thoại: ( 0236 )-3653561-3650403- 3652608
- Hotline: 0905155544-0901964444-0905294390- 0905294391
- Website : http://tuyensinh.duytan.edu.vn; http://sdh.duytan.edu.vn

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh   Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh I_icon_minitimeWed Oct 25, 2017 4:34 pm

HÔNG BÁO
Tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến Sĩ năm 2017 ( Đợt 2)

Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐTngày 04 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến Sĩ”,
Trường Đại học Duy Tân thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩđợt 2 năm 2017 như sau:

1.Chuyên ngành đào tạo:
- Khoa học máy tính,mã số: 62.48.01.01
- Quản trị kinh doanh, mã số: 62.34.01.02
- Kế toán, mã số: 62340301
2. Hình thức và thời gian đào tạo:
a) Thời gian đào tạo trình độ Tiến sĩ đối với người có bằng Thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục.
b) Trường hợp nghiên cứu sinh không theo học tập trung được thì nghiên cứu sinh phải có tổng thời gian học và nghiên cứu 4 năm, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại Trường để thực hiện đề tài nghiên cứu.
3. Hình thức tuyển sinh: Tuyển sinh nghiên cứu sinh thông qua hình thức xét tuyển.
4. Điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ.
Người dự tuyển đào tạo trình độ Tiến sĩ cần thỏa mãn các điều kiện sau:
a)Về văn bằng:
+Đối với ngành Khoa học máy tính:
- Có bằng Thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành Khoa học máy tính (là những hướng đào tạo các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin (60.48) nhưKhoa học máy tính, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin, Sư phạm Tin học).
- Có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần với chuyên ngành Khoa học máy tính (các chuyên ngành Đảm bảo Toán học cho máy tính và hệ thống tính toán, Toán Tin ứng dụng, Lý Tin). Trong trường hợp này người trúng tuyển phải học bổ sung các môn học cần thiết của bậc học Thạc sĩ chuyên ngành đúng.
+Đối với ngành Quản trị kinh doanh:
- Có bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành phù hợp.
- Có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần với chuyên ngành Quản trị kinh doanh (trình độ Thạc sĩ) bao gồm các chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế, Quản lý kinh tế, Thương mại, Kinh tế phát triển, Tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính và Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Kế toán kiểm toán, Quản lý và phân tích thông tin kinh tế, Quản lý nguồn nhân lực, Quản trị dự án, Quản trị chiến lược, Quản trị marketing, Quản trị tài chính, Quản trị tác nghiệp. Trong trường hợp này người trúng tuyển phải học bổ sung các môn học cần thiết của bậc học Thạc sĩ chuyên ngành đúng.
+Đối với ngành Kế toán:
- Có bằng Thạc sĩ đúng chuyên ngành Kế toán: Kế toán kiểm toán và Kế toán tổng hợp
- Có bằng Thạc sĩ chuyên ngành gần với chuyên ngành Kế toán (trình độ Thạc sĩ) thuộc khối ngành Kinh tế, Kinh doanh và quản lý.Trong trường hợp này người trúng tuyển phải học bổ sung các môn học cần thiết của bậc học Thạc sĩ chuyên ngành đúng.
b) Có một bài luận về dự định nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu, lý do lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu và mong muốn đạt được, lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; dự kiến việc làm sau khi tốt nghiệp; đề xuất người hướng dẫn.
c) Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.
d) Về trình độ ngoại ngữ:
- Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 điểm trở lên hoặc chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm tính từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển quy định trên thông báo tuyển sinh;
- Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là ngoại ngữ dùng để xét tuyển (các bằng tốt nghiệp này phải kèm theo văn bản xác nhận văn bằng của Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo);
- Bằng tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Đức hoặc tiếng Nhật do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm b) và điểm c) khoản này khi ngôn ngữ dùng trong quá trình dạy và học (đối với điểm (b) hoặc ghi trong bằng tốt nghiệp (đối với điểm c) không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm a) của khoản này với các tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại phụ lục II của Quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ hiện hành) thì phải có khả năng giao tiếp về chuyên môn bằng tiếng Anh.
e. Điều kiện khác:
- Được cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm) giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ. Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.
- Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).
- Là tác giả của 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đã được đăng hoặc được nhận đăng trên các tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 36 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
5. Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh:
5.1. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ:
Trung tâm tuyển sinh, Đại học Duy Tân (254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng)
5.2. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:
(1) Phiếu Đăng ký xét tuyển Nghiên cứu sinh, Lý lịch khoa học.
(2) 03 ảnh (4x6) cm;
(3) 02 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ;
(4) 02 bản sao bằng tốt nghiệp ĐH, 02 bản sao bảng điểm ĐH;
(5) 02 bản sao bằng Thạc sĩ, 02 bản sao bảng điểm Cao học;
(6) Bảng điểm các môn học bổ túc kiến thức hoặc chuyển đổi (nếu có);
(7) Phiếu khám sức khỏe; Giấy chứng nhận thuộc đối tượng chính sách (nếu có);
(8) 06 bộ bài luận về định hướng nghiên cứu.
(9) 06 bộbản sao bài báo khoa học đã công bố (gồm bìa tạp chí, mục lục và nội dung bài báo);
(10) 02 giấy nhận xét về năng lực chuyên môn của thí sinh do 02 nhà khoa học giới thiệu;
5.3. Lệ phí xét tuyển nghiên cứu sinh: 3.500.000 đồng (đóng khi nộp hồ sơ)
6. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển
- Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày ra thông báo đến ngày 30/10/2017
- Xét tuyển nghiên cứu sinh: Dự kiến ngày 24/11/2017
7. Liên hệ
- Trung tâm Tuyển sinh, Trường Đại học Duy Tân, 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
- Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Duy Tân, 254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
- Điện thoại: (0236)3653561 - 3652608
- Hotline: 0905155544-0901964444-0905294390
- Website : http://tuyensinh.duytan.edu.vn; http://sdh.duytan.edu.vn

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh   Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh I_icon_minitime

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

Phân biệt cách dùng Shall, Will, Should và Would trong tiếng Anh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» [Cười] Cách phân biệt vợ và bồ
» TOP 5 trường đại học nổi tiếng trong lĩnh vực xây dựng
» Cách diễn đạt thích/không thích trong tiếng Anh
» Ứng dụng 3D trong Y học của Đại học Duy Tân được in trong Sách Vàng Sáng tạo Việt Nam 2018
» Quảng Bình xây dựng, tổ chức thực hiện nghị quyết có trọng tâm, trọng điểm(TTH)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Học tập :: -‘๑’- Kinh nghiệm học tập -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved