10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang Chính10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
kothich
Level 3
Level 3
kothich

Tên thật : có chi đâu
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 25
Tổng số bài gửi : 31
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 93
Birthday : 15/11/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 07/08/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : 1
Yahoo! : thiwm_pksc

10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT    10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  I_icon_minitimeFri Aug 23, 2013 11:15 pm

10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT 

1. Học phí trên trời... và luôn thay đổi 
Học phí của Đại học FPT là 23.100.000 đồng / học kỳ hay 46.200.000 đồng / năm. Đây là con số tính ở thời điểm tháng 11/2011, nhưng mức học phí này luôn tăng mạnh sau từng năm với lý do mà trường đưa ra là để bù trượt giá. 

2. Nhiều phụ phí... ban đầu không nhìn thấy 
Với mức học phí 23.100.000 đồng / học kỳ, vậy học phí trọn khóa ở FPT là 184,800,000 đồng, đúng không? 
KHÔNG vì: 

Trọn khóa học ở Đại học FPT là 9 học kỳ chứ không phải 8 học kỳ như nhiều người nhầm lẫn. 
Kể cả khi phải học 9 kỳ học ở FU, học phí vẫn không phải là 207.900.000 đồng vì sinh viên còn bị bắt buộc phải vượt qua 5 mức yêu cầu về tiếng Anh với chi phí 9.240.000 đồng / mức. Nếu hỏng mức nào thì phải học lại mức đó và dĩ nhiên là phải đóng tiền lại. 

Nếu học tốt, không bị đánh rớt môn hay các mức yêu cầu về tiếng Anh thì học phí trọn khóa ở Đại học FPT tối thiểu cũng là 254.100.000 đồng.
Xem thêm: Trường Đại học FPT có phải là một siêu Đại học? [Bạn không thể thấy được link bởi vì bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn ] 

3. Chương trình "quốc tế" kiểu... Ấn Độ 
Mặc dù các tờ rơi quảng cáo của Đại học FPT luôn nhắc đến MIT và Wharton (2 trường mạnh nhất lần lượt về Kỹ thuật và Kinh tế - Quản trị ở Mỹ), nhưng Đại học FPT chưa bao giờ ký được một thỏa thuận nào, dù là nhỏ nhất với 2 trường kể trên. Chỉ có chương trình tiếng Anh của FU là nhập ngoại từ một trung tâm đào tạo tiếng Anh nước ngoài, còn chương trình chuyên môn của Đại học FPT thực chất là xào nấu lại từ chương trình Kỹ thuật viên (trung cấp) Aptech (Ấn Độ) mà FPT đã nhập về từ cả chục năm trước. 

4. Học đại học kiểu... ngắn hạn 
Do xào nấu lại từ chương trình ngắn hạn Aptech nên các môn học ở FPT đều diễn ra và kết thúc chỉ trong vòng 2 tuần theo hình thức cuốn chiếu. Trong khi các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và trên thế giới đều áp dụng cơ chế học kỳ hoặc nửa kỳ thì lãnh đạo Đại học FPT luôn vỗ ngực tự hào là học một chủ đề "thật nghiêm túc" trong 2 tuần thì sẽ thu được kết quả tốt hơn. Thực tế, tỷ lệ rất nhiều sinh viên ở Đại học FPT phải đóng tiền thi lại nhiều lần đa phần cũng do tiếp thu không kịp trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. 
Xem thêm bài viết về FPT : [Bạn không thể thấy được link bởi vì bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn ] 

5. Thiếu giảng viên... nên đẩy sinh viên ra thao trường quân sự 
Lý do sâu xa của việc dạy và học cuốn chiếu ở FU còn là do thiếu giảng viên. Mặc dù, trên hồ sơ, Đại học FPT có dư giảng viên cho sinh viên nhưng đa phần là những cán bộ đang công tác toàn thời gian tại công ty FPT hoặc giảng dạy cho Aptech. Chính vì thế cách tốt nhất để đảm bảo thời lượng và giờ giấc cho các nhân công này là dạy ngắn hạn, theo kiểu 2 tuần 1 môn. Việc thiếu giảng viên thể hiện rõ qua việc sinh viên mới nhập học vào FU sẽ được gởi ngay đi học quân sự hơn 1 tháng. Chiêu bài tiếp thị mà Đại học FPT đưa ra để biện minh cho cách làm phản sư phạm này là sinh viên phải có tính kỹ luật mới học được trong môi trường FU. 

6. Học để nói tiếng Anh theo kiểu... Ấn Độ và Phi-líp-pin 
Với việc đề cao kỹ năng mềm và tiếng Anh trong đào tạo, chắc hẳn chất lượng giảng dạy Anh văn ở Đại học FPT phải được hết sức chăm chút nhằm bù lại những lỗ hổng về đào tạo chuyên môn do trường dạy theo hình thức cuốn chiếu ngắn hạn. Tuy nhiên, khác với mong đợi của nhiều người, toàn bộ các giảng viên Anh văn của Đại học FPT đều là những người Phi-líp-pin và Ấn Độ (đa số chưa có bằng Đại học) được "nhập" về để giảm thiểu chi phí so với việc phải thuê các giảng viên tiếng Anh người Mỹ, Úc hay Âu như các chương trình quốc tế khác ở Việt Nam thường làm. Chưa hết, vì yêu cầu xuất khẩu thợ lập trình sang Nhật, FPT còn bắt buộc sinh viên phải học thêm tiếng Nhật với lý do "yêu cầu" sinh viên FU phải giỏi nhiều ngoại ngữ. Thử hỏi, một thứ tiếng Anh học còn chưa xong trong những điều kiện như vậy... thì nói gì việc còn phải nhồi nhét thêm một thứ tiếng khác hẳn nữa. 
Xem thêm bài viết gây xôn xao dư luận: [Bạn không thể thấy được link bởi vì bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn ] 

7. Cơ sở vật chất... đi thuê 
Khác với sự giàu có mà nhiều người nghĩ về Tập đoàn FPT, cho đến nay, hầu hết các cơ sở của Đại học FPT đều là đi thuê. Tại Hà Nội, Đại học FPT thuê tòa nhà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết; tại Đà Nẵng, Đại học FPT thuê một số phòng trong trường Cao đẳng Lương thực, 143 Nguyễn Lương Bằng; tại Sài Gòn, Đại học FPT thuê Lầu 2, tòa nhà Innovation, Lô 24, Công viên Phần mềm Quang Trung. Một lý do cơ bản cho việc thuê văn phòng trong các trường hay khu công nghiệp ở Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh là vì Đại học FPT không được Bộ Giáo dục & Đào tạo cho phép đào tạo tại 2 thành phố này và thông qua việc thuê cơ sở như vậy có thể núp bóng dưới chiêu bài đào tạo thường xuyên theo địa chỉ. 
Xem thêm chia sẻ của ông Hoàng Minh Châu- Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT: [Bạn không thể thấy được link bởi vì bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn ] 

8. Văn hóa...! 
Có thể tóm gọn văn hóa của Đại học FPT trong câu nói sau của Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: "Xin lỗi, tôi chỉ nói một câu thôi nhé. Đúng là mất dạy!" khi nói về việc FPT xuyên tạc bài nhạc cách mạng "Vệ Quốc Quân" của ông thành bài "FPT Ca": "Thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền.", "May mà kháng chiến thành công...",... 
Xem thêm: [Bạn không thể thấy được link bởi vì bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn ] 

9. Tuyển sinh cho Đại học FPT, công ty FPT và cả... Ngân hàng Tiên Phong 
Với biết bao những chiêu bài, hình thức, và nội dung "rỗng toét" như vậy vì sao Đại học FPT vẫn tuyển sinh được (dù đã suy giảm nhiều trong những năm gần đây)? Lý do là dù cách giảng dạy thiếu sư phạm, nhưng lãnh đạo FPT và các phương tiện truyền thông nói "giùm", nói mãi rồi người ta cũng tin. Là dù chất lượng đào tạo tầm thường, nhưng ít người biết ngoài những sinh viên đã phải nằm gai nếm mật ở Đại học FPT. Và quan trọng hơn cả, là dù học phí rất cao nhưng Đại học FPT có chính sách cho vay đến 90% học phí thông qua Ngân hàng Tiên Phong. Điều nhiều người ít chú ý là Ngân hàng Tiên Phong là một bộ phận của Tập đoàn FPT, như vậy vô hình chung Đại học FPT đã chính thức biến sinh viên thành con nợ của Tập đoàn FPT thông qua chính sách cho vay đó. Nếu sinh viên giỏi thì khi tốt nghiệp sẽ phải tiếp tục đi làm cho công ty FPT với mức lương rẻ mạt mà đến cả những người đi làm lâu năm ở FPT còn phải phàn nàn, chưa nói nhân viên mới vào làm. Còn nếu sinh viên dở thì sẽ không tốt nghiệp được, không bằng cấp không nghề ngỗng nhưng lại có một khoản nợ lớn phải trả cho Tập đoàn FPT (nói trại đi là Ngân hàng Tiên Phong). 
Xem thêm bài viết cay đắng của Sinh viên FPT khi đi làm: [Bạn không thể thấy được link bởi vì bạn chưa đăng nhập vào diễn đàn ] 

10. Sự thật... qua những lời nói và con số 
Đại học FPT quảng cáo: "Đào tạo theo phương pháp Học qua Làm... Từ năm ba trở đi, sinh viên vừa đi học vừa đi làm và được FPT trả lương." Còn lãnh đạo FPT nói với nhau: "Trả vài trăm ngàn đến vài triệu đồng cho các sinh viên đang còn đi học sẽ rẻ hơn nhiều so với việc trả hàng triệu đồng tiền lương hàng tháng cho những người đã đi làm rồi mà lại được một đội ngũ nhiệt tình hơn." Sự thật chỉ một bộ phận nhỏ sinh viên Đại học FPT có được cơ hội đi làm cho FPT để ăn lương bóc lột lao động còn đi học từ năm ba. Và tiền lương cho những người đã đi làm lâu năm ở FPT cũng thấp hơn so với các công ty khác cùng ngành mà lại luôn phải làm việc quá giờ, phải liên tục thức đêm làm thêm quanh năm. 
Đại học FPT quảng cáo: "Học ở Đại học FPT sẽ được đảm bảo mức lương 500 đôla Mỹ / tháng trở lên khi ra trường." Nhưng đâu phải sinh viên nào cũng tốt nghiệp được từ Đại học FPT? Đợt đầu tiên tốt nghiệp từ Đại học FPT năm trước là 87 sinh viên trong khi Đại học FPT tuyển được hơn 400 sinh viên khi mới mở ra trong năm 2006. Vậy hơn 300 sinh viên còn lại đi đâu? Nhiều bài viết của các sinh viên này đã cho thấy họ bị cố tình đánh rớt, nội dung học chẳng liên quan gì nội dung thi, thời gian học quá ngắn để chuẩn bị cho thi cử,... 
Vì sao Đại học FPT lại cố tình đánh rớt sinh viên như vậy? 

Mỗi sinh viên thi lại học lại đều phải đóng thêm tiền cho Đại học FPT hoặc phải vay nợ thêm từ Ngân hàng Tiên Phong, ví dụ hỏng mỗi mức Anh văn thì phải đóng lại 9,240,000 VND. 
Tập đoàn FPT có trên dưới 13,000 nhân viên, vậy làm sao mỗi năm FPT có thể tuyển gần 2,000 nhân viên theo đúng chỉ tiêu tuyển sinh đến 1,900 sinh viên hàng năm của Đại học FPT? Vì thế, phải cố tình đánh rớt sinh viên để không phải tuyển dụng sau này, để không phải trả lương lên đến 500 đôla / tháng nếu "chẳng may" sinh viên tốt nghiệp,...

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT    10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  I_icon_minitimeFri Apr 28, 2017 12:04 pm

Sinh viên ĐH Duy Tân tiếp tục đoạt giải Nhất và Nhì cuộc thi Microsoft Imagine Cup 2017
Sau lần đầu đoạt giải Nhất cuộc thi quốc gia Microsoft Imagine Cup 2016, sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân tiếp tục giành chiến thắng cao nhất với giải Nhất và Nhì trong cuộc thi quốc gia Microsoft Imagine Cup 2017. Đội tuyển EMDTDevDTU với dự án SmartChick đã giành giải Nhất và trở thành đại diện của Việt Nam tham dự vòng chung kết Imagine Cup châu Á - Thái Bình Dương tại Manila (Philippines) vào ngày 23.4.2017 sắp tới.

Microsoft Imagine Cup là cuộc thi do Tập đoàn Microsoft tổ chức thường niên trong suốt 15 năm qua nhằm khơi dậy những ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vào thực tế các sản phẩm công nghệ tiềm năng của hàng triệu bạn trẻ đam mê lập trình trên toàn thế giới. Năm 2017, tại Việt Nam, đã có 96 đội đăng ký dự thi trên toàn quốc với vòng chung kết diễn ra vào ngày 13.4 vừa qua là cuộc tranh tài gay cấn giữa 6 đội tuyển xuất sắc nhất nước và sinh viên ĐH Duy Tân một lần nữa đã thể hiện năng lực, trí tuệ và sức sáng tạo không mệt mỏi để thiết kế ra các sản phẩm công nghệ độc đáo và khả dụng nhất. Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho dự án SmartChick của đội tuyển EMDTDevDTU, giải Nhì cho dự án Nano Farm của đội tuyển Happy Farm của sinh viên Duy Tân và giải Ba cho dự án Packn'Go của đội tuyển 101Studio.

Giải Nhất với SmartChick - dự án nuôi gà thông minh

Đội tuyển EMDTDevDTU giành giải Nhất toàn quốc đang ráo riết chuẩn bị để lên đường đến Philippines tham dự vòng chung kết Imagine Cup châu Á - Thái Bình Dương
Đội tuyển EMDTDevDTU giành giải Nhất toàn quốc đang ráo riết chuẩn bị để lên đường đến Philippines tham dự vòng chung kết Imagine Cup châu Á - Thái Bình Dương

Bắt nguồn từ mong muốn được tìm hiểu ngọn ngành cách thức chăn nuôi gà từ quy trình chăm sóc đến các mối quan tâm của người tiêu dùng trong tình hình vấn nạn thực phẩm mất an toàn ngày càng lớn, đội tuyển EDMTDevDTU gồm 3 thành viên: Nguyễn Trần Hoàng Linh (Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân), Lê Viết Triều (Khoa Đào tạo quốc tế, ĐH Duy Tân) và Nguyễn Huy Luật (Khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa Đà Nẵng) đã tìm hiểu và triển khai dự án SmartChick. Đây là hệ thống chăn nuôi gà sử dụng hiệu quả ứng dụng IoT (Internet of Things) và Azure Machine Learning của Microsoft để đơn giản và tối ưu hóa quy trình nhân giống và chăm sóc gà. Với mỗi con chip nhỏ được gắn vào chân từng chú gà, người nuôi có thể theo dõi và thu thập các dữ liệu liên quan tới sức khỏe, tình trạng bệnh tật, sản lượng trứng... Công nghệ này giúp kiểm soát lượng thức ăn chăn nuôi, đảm bảo dinh dưỡng cho gà, đồng thời hình thành một hệ thống chuồng trại thông minh có thể tự động phun thuốc, làm sạch máng nước và thức ăn, giúp các chú gà có thể “chạy bộ” tại chỗ,... nhằm nâng cao chất lượng thịt, giảm dịch bệnh và tiết kiệm tối đa thời gian cùng nhân công chăm sóc.
Thắng giải tại cuộc thi, sinh viên Lê Viết Triều - Khoa Đào tạo quốc tế, ĐH Duy Tân cho biết: “Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi là một ngành quan trọng tại nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm và khâu vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo nên người chăn nuôi luôn gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu gia cầm và tạo chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Hy vọng dự án SmartChick của chúng em sẽ góp phần hỗ trợ người chăn nuôi gà trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong thịt gà, tiết kiệm nhân công, kiểm soát dịch bệnh,... và giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc bởi những ứng dụng từ công nghệ tiên tiến của Microsoft”.

Giải Nhì với Nano Farm - dự án trồng rau thủy canh an toàn

Nano Farm là dự án xuất phát từ nhu cầu của khách hàng muốn trồng rau sạch dựa trên phương pháp thủy canh ngay trong khuôn viên gia đình mà không mất nhiều thời gian và không gian giữa lòng thành phố. Dự án Nano Farm được triển khai bởi 3 thành viên gồm: Phan Hồng Sang (Khoa Công nghệ thông tin, ĐH Duy Tân), Nguyễn Ngô Anh Quân (Khoa Điện - Điện tử, ĐH Duy Tân) và Lê Đình Ngọc (Khoa Cơ khí, ĐH Bách khoa Đà Nẵng).

Ảnh 2: Đội tuyển Happy Farm thuyết trình dự án Nano Farm và đoạt giải Nhì cuộc thi
Ảnh 2: Đội tuyển Happy Farm thuyết trình dự án Nano Farm và đoạt giải Nhì cuộc thi

Dựa trên nền tảng Universal Windows Platform để thiết kế sản phẩm có thể điều khiển được từ điện thoại thông minh hay qua máy tính cá nhân, Nano Farm còn đồng thời tích hợp những công nghệ tiên tiến khác của Microsoft và các thiết bị cảm biến nhằm thu thập và cung cấp các dữ liệu cần thiết cho người trồng rau. Với những chức năng chính như (1) giám sát rau trồng trong vườn 24/7, (2) tự động cung cấp chất dinh dưỡng và tưới nước cho cây, (3) cảnh báo khi cây trồng ở tình trạng báo động, (4) báo tín hiệu khi cây trồng có thể thu hoạch,... Nano Farm giúp khách hàng có thể chủ động giám sát và kiểm soát vườn rau tại nhà của mình từ bất cứ nơi đâu có kết nối Internet. Ngoài ra, Nano Farm còn tạo 1 trang mạng xã hội để người dùng có thể chia sẻ thành quả của mình và liên kết với những cá nhân khác có cũng sở thích để sẻ chia kinh nghiệm trồng trọt.
Hy vọng với những ý tưởng sáng tạo và ứng dụng hiệu quả các công nghệ tiên tiến của Microsoft vào việc giải quyết “bài toán” cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người dân, những dự án mới của các sinh viên Duy Tân sẽ sớm được ứng dụng trong thực tế, mang đến nguồn thực phẩm tươi sạch và chất lượng, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
http://thanhnien.vn/giao-duc/sinh-vien-dh-duy-tan-tiep-tuc-doat-giai-nhat-va-nhi-cuoc-thi-microsoft-imagine-cup-2017-827797.html

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT    10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  I_icon_minitimeThu Jun 22, 2017 9:34 am

Ký kết du học tại chỗ của đại học Keuka tại đại học Duy Tân
Sáng 13/6, Đại học (ĐH) Duy Tân đã chính thức ký kết hợp tác với đại học Keuka (Hoa Kỳ) để triển khai chương trình Du học tại chỗ tại đại học Duy Tân.
GS. TS. Jorge Luis Diaz Herrera - Hiệu trưởng ĐH Keuka phát biểu tại Lễ Ký kết.
GS. TS. Jorge Luis Diaz Herrera - Hiệu trưởng ĐH Keuka phát biểu tại Lễ Ký kết.
Ký kết này mang tính tiếp nối các ký kết hợp tác rất hiệu quả của ĐH Duy Tân với các đại học khác của Mỹ như ĐH Upper Iowa, ĐH Troy để triển khai nhiều chương trình Du học tại chỗ đã và đang thu hút đông đảo sinh viên theo học trong những năm qua.

Lễ ký kết có sự chứng kiến của GS. TS. Jorge Luis Diaz Herrera - Hiệu trưởng ĐH Keuka; Ông Gary Giss - Giám đốc Chương trình Quốc tế khu vực Châu Á của ĐH Keuka; Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng ĐH Duy Tân, TS. Lê Nguyên Bảo - Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân và ThS. Lê Nguyễn Tuệ Hằng - Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân cùng đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên đến từ các Chương trình Du học tại chỗ lấy bằng Mỹ của ĐH Duy Tân.

Lựa chọn ĐH Keuka để ký kết hợp tác, ĐH Duy Tân đã tìm hiểu kỹ lưỡng về trường để đảm bảo mang đến cho sinh viên đào tạo chất lượng cao, với tấm bằng Mỹ, cũng như phù hợp với điều kiện của nền giáo dục của Việt Nam. Được thành lập từ năm 1890 tại Bang New York (Mỹ), ĐH Keuka là trường tư thục đào tạo bậc Đại học và Sau Đại học có uy tín, có Kiểm định Vùng miền Trung Bắc Hoa Kỳ - hình thức kiểm định chất lượng đào tạo toàn cơ sở giáo dục cao nhất ở Mỹ.

Nằm ngay bên hồ Keuka - một trong những hồ băng đẹp nhất của thế giới vào mùa đông, ĐH Keuka là nơi quy tụ gần 4.800 sinh viên bản địa và quốc tế,đang theo học ở trình độ Đại học và Sau Đại học bên cạnh gần 2.800 sinh viên của trường ở Trung Quốc và Việt Nam (tại Đại học Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh). ĐH Keuka đào tạo nhiều lĩnh vực, bao gồm Quản trị Kinh doanh, Khoa học Xã hội, Ngôn ngữ, Y tế, Giáo dục, Khoa học và Toán,... với đội ngũ giáo sư, tiến sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm.

Ký kết du học tại chỗ của đại học Keuka tại đại học Duy Tân ảnh 1
ĐH Duy Tân ký kết hợp tác Du học tại chỗ với ĐH Keuka.
Phát biểu tại Lễ Ký kết, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ cho biết: “Nhiều năm qua,ĐH Duy Tân đã chú trọng hợp tác quốc tế với các đại học danh tiếng trên thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo tại trường. Bên cạnh ký kết với các đại học Mỹ để chuyển giao chương trình đào tạo như: ĐH Carnegie Mellon (CMU) - 1 trong 4 đại học hàng đầu về Công nghệ Thông tin ở Mỹ (theo U.S. News 2017); ĐH Bang Pennsylvania - 1 trong 50 trường đào tạo Kinh tế - Quản trị Kinh doanh hàng đầu của Mỹ (theo U.S.News 2017); và ĐH Bang California ở Fullerton - trường lớn nhất hệ thống ĐH Bang California cùng Cal Poly, San Luis Obispo (CSU - CalState) - 1 trong 5 trường hàng đầu Mỹ về đào tạo ngành Kiến trúc - Xây dựng, ĐH Duy Tân còn hợp tác với ĐH Upper Iowa và ĐH Troy để đào tạo chương trình Du học Tại chỗ ở trường. Qua nhiều năm triển khai, ĐH Duy Tân đã nhận được phản hồi tích cực từ người học. Nhà trường luôn nỗ lực để sinh viên không cần phải ra nước ngoài Du học mà vẫn có thể tiếp cận các kiến thức tiên tiến trên thế giới ngay tại quê nhà khi lựa chọn Du học Tại chỗ tại Duy Tân, tiết kiệm rất lớn về chi phí, đi lại và sinh hoạt. Hi vọng rằng, thỏa thuận hợp tác này giữa 2 đơn vị sẽ nhanh chóng được thực hiện nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho giảng viên và sinh viên hai trường.”

Theo thỏa thuận hợp tác, sinh viên theo học Chương trình Du học Tại chỗ trong khoảng thời gian 4 năm tại ĐH Duy Tân sẽ nhận bằng do ĐH Keuka cấp. Các ngành dự kiến sẽ đào tạo là:

(1) Khoa học Quản lý - Quản trị Kinh doanh, và

(2) Quản trị Khởi nghiệp, và

(3) Sắp tới là, ngành Điều dưỡng.

Các môn học hầu hết sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh, trong đó 70% do các Giáo sư từ Mỹ và ĐH Đại học Keuka trực tiếp giảng dạy và 30% còn lại do các giảng viên người nước ngoài của ĐH Duy Tân đảm nhận. Hợp tác và triển khai thành công chương trình này, ĐH Duy Tân sẽ mang đến cho người học cơ hội được trải nghiệm môi trường học tập chất lượng cao và nhận bằng của đại học Mỹ ngay tại Việt Nam với chi phí phải chăng nhất.
http://www.tienphong.vn/giao-duc/ky-ket-du-hoc-tai-cho-cua-dai-hoc-keuka-tai-dai-hoc-duy-tan-1159493.tpo

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT    10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  I_icon_minitimeMon Jun 26, 2017 10:50 am

Anh hùng Lao động Lê Công Cơ: Bỏ biên chế giáo viên sẽ có lợi...

Anh hùng Lao động Lê Công Cơ: Bỏ biên chế giáo viên sẽ có lợi...

GD&TĐ - Liên quan đến chủ trương bỏ biên chế công chức, viên chức giáo viên, NGƯT. Anh hùng Lao động Lê Công Cơ - Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân - cho rằng: Việc bỏ biên chế thay bằng ký kết hợp đồng sẽ có lợi cho giáo viên.
Không sợ hiệu trưởng lạm quyền

Cụ thể, nó sẽ tạo động lực thi đua và cạnh tranh lành mạnh cho đội ngũ giảng dạy. Họ sẽ phải tự phấn đấu, học tập nâng cao trình độ và năng lực, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

"Nhiều người nói, nếu chuyển sang ký hợp đồng với hiệu trưởng thì đồng nghĩa trao cho hiệu trưởng quá nhiều quyền năng, điều này khó tránh khỏi hiện tượng lạm quyền của người đứng đầu. Nhưng theo tôi, điều đó không đáng lo ngại. Việc chúng ta cần quan tâm lúc này là coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục" - NGƯT Lê Công Cơ trao đổi, đồng thời phân tích: Việc ký kết Hợp đồng Lao động được thực hiện theo Luật Lao động và Hiệu trưởng là người ký, nhưng bên cạnh đó còn có Thỏa ước Lao động Tập thể dưới sự bảo hộ của Công đoàn và sự giám sát của các câp có quyền như: Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Do vậy sẽ không có chuyện lạm quyền ở đây.

Nên có luật về giáo chức

Cũng theo thầy Lê Công Cơ, lâu nay Nhà nước có cơ chế biên chế, dẫn đến tư tưởng: đã vào biên chế là "chắc chân" và không thể bị cho nghỉ việc bởi sẽ gây nhiêu khê trong cơ quan sử dụng lao động; do đó tạo sức ì không nhỏ trong bộ máy tổ chức. Mặt khác còn có hiện tượng cào bằng, nghĩa là người giỏi cũng như người bình thường, người làm được việc cũng không hơn người không làm được việc. Chính vì vậy sẽ không tạo được động lực thi đua trong nội ngành.

Nhưng nếu chuyển sang ký Hợp đồng Lao động, thì người lao động mà cụ thể hơn là giáo viên sẽ phải thực hiện theo hợp đồng và đúng với quy định của Luật Lao động. Khi đó, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là mối quan hệ pháp luật, nên dễ giải quyết khi có xung đột. Đồng thời tạo sự phát triển, lành mạnh hóa bộ máy.

Thầy Cơ cho biết thêm, thực hiện xã hội hóa giáo dục từ năm 1994, các trường tư thục, ngoài công lập ngày càng nhiều và Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng cũng như các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trong hệ thống này cũng đã tiến hành tuyển chọn đội ngũ giảng viên, giáo viên dưới dạng hợp đồng lao động và đã tạo nên một đội ngũ giảng dạy, làm việc rất hiệu quả. Đó là minh chứng sinh động để thấy rằng, nếu bỏ biên chế thì các trường vẫn hoạt động tốt không kém gì các trường công lập, thậm chí có những trường còn tốt hơn trường công.

Tuy nhiên, theo tôi việc bỏ biên chế giáo viên thay bằng ký kết hợp đồng lao động phải có lộ trình và không nên giải quyết bằng hành chính mà giải quyết bằng Luật Lao động, do đó không có gì phải phân vân.

"Tôi cũng đề xuất, để thực hiện việc này và tạo được sự đồng thuận của xã hội, đặc biệt là của lực lượng giáo viên đang giảng dạy thì nên có luật về giáo chức" - thầy Cơ nêu ý kiến.

"Nếu chủ trương bỏ biên chế giáo viên được chấp thuận, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Khó khăn ở chỗ, với những người mà trước đó đang là biên chế thì khi chuyển sang ký kết hợp đồng phải giải quyết như thế nào cho phù hợp các vấn đề về chế độ, chính sách và quyền lợi của họ. Nhưng tôi tin Bộ GD&ĐT sẽ có cách làm thấu tình đạt lý" - NGƯT Lê Công Cơ.
Minh Phong (ghi)
http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/anh-hung-lao-dong-le-cong-co-bo-bien-che-giao-vien-se-co-loi-3408234-c.html

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT    10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  I_icon_minitimeTue Jun 27, 2017 2:22 pm

Thêm cơ hội cho sinh viên lấy bằng Đại học Mỹ ngay tại Việt NamCập nhật: Thứ năm, 15/6/2017 - 11h42'
(Cadn.com.vn) - ĐÀ NẴNG - Ngày 13-6, Trường ĐH Duy Tân ký kết hợp tác chương trình đào tạo Du học tại chỗ với ĐH Keuka (Hoa Kỳ). Tại buổi ký kết, đại diện hai đơn vị đã thống nhất triển khai chương trình đào tạo Du học tại chỗ tại ĐH Duy Tân do Đại học Keuka cấp bằng.


Lãnh đạo 2 trường ký kết quy chế hợp tác.

Với các ngành dự kiến sẽ đào tạo là: Quản trị Kinh doanh, Quản trị Tài chính, Quản trị Marketing, Công nghệ Thông tin, Hệ thống Thông tin, Thiết kế Đồ họa và Truyền thông. Sinh viên khi tham gia các chương trình đào tạo này sẽ học toàn bộ 4 năm tại ĐH Duy Tân. Các môn học hầu hết sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh, trong đó 70% do các Giáo sư đến từ trường ĐH Keuka trực tiếp giảng dạy và 30% còn lại do các giảng viên người nước ngoài của ĐH Duy Tân đảm nhận.

Từ năm 2007, ĐH Duy Tân đã hợp tác với Đại học Carnegie Mellon là ĐH mạnh nhất về công nghệ thông tin ở Mỹ đào tạo chương trình cử nhân ngành Công nghệ Phần mềm, Hệ thống Thông tin và Kỹ thuật Mạng. Tiếp đó, Duy Tân hợp tác với ĐH Bang Pennsylvania, 1 trong 5 trường công lớn nhất Hoa Kỳ đào tạo chương trình Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng và Du Lịch; với Đại học Bang California, Fullerton đào tạo chương trình ngành Xây dựng và Kiến trúc.

Nguyễn Tuấn

http://cadn.com.vn/news/137_167664_them-co-ho-i-cho-sinh-vien-la-y-ba-ng-da-i-ho-c-my.aspx

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT    10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  I_icon_minitimeFri Aug 25, 2017 6:55 pm

ĐH Duy Tân thu hút nhiều thí sinh điểm cao
Trong số nhiều thí sinh có điểm từ 20 trở lên đã đăng ký xét tuyển vào ĐH Duy Tân, Phạm Minh Tuấn (Duy Xuyên, Quảng Nam) đạt  27,5/30 điểm, trong đó có môn địa lý đạt điểm 10 tuyệt đối.
ĐH Duy Tân thu hút nhiều thí sinh điểm cao
Phạm Minh Tuấn (27,5/30 điểm) đến nhập học tại ĐH Duy Tân
Ngoài Tuấn còn có những gương mặt khác như Lê Thị Thu Ngân đạt 28,5/30 điểm (bằng điểm của Thủ khoa ĐH Duy Tân năm 2015), Nguyễn Trần Yến Nhi đạt 25,75/30 điểm, Nguyễn Thanh Minh đạt 25,65/30 điểm.

Chủ nhân của những tấm huy chương

Ngay từ năm lớp 10, Phạm Minh Tuấn đã yêu thích và luôn nổi trội trong các môn học xã hội. Bởi thế, khi lựa chọn vào học trường THPT chuyên Lê Thánh Tông Quảng nam ở lớp chuyên sử - địa, chàng trai đã thực sự tự tin để… tỏa sáng. Tham gia vào Cuộc thi Olympic 30-4 miền Nam dành cho các học sinh trường chuyên, Minh Tuấn đã “rinh” về tấm huy chương vàng danh giá môn lịch sử. Ngay sau đó, trong năm lớp 11, cũng ở môn lịch sử, Minh Tuấn đã giành huy chương đồng cuộc thi này đồng thời giành giải nhì cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Minh Tuấn tiếp tục đoạt giải ba cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử ở năm cuối cấp.

Chính Minh Tuấn cũng bất ngờ bởi bản thân khi luôn giành được nhiều giải thưởng môn lịch sử nhưng khi thi THPT, lại đạt điểm 10 môn địa lý. Theo Minh Tuấn, đừng nghĩ cứ các môn học xã hội là phải học thuộc lòng một cách cứng nhắc. Nhất là khi thi trắc nghiệm thì việc trang bị kiến thức rộng, hiểu sâu và tư duy liên hệ là thiết yếu cho việc đạt được điểm số mình mong muốn. Bên cạnh đó, Minh Tuấn luôn tham gia rất nhiều diễn đàn, kết bạn cùng sở thích trên Facebook để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm học tập. Trong đó, diễn đàn khối C với hơn 90 nghìn thành viên là địa chỉ online lý tưởng của Minh Tuấn.


Chọn chương trình du học tại chỗ

“Tôi đã từng nói chuyện với chị Nguyễn Thị Thanh, thủ khoa năm 2015 và được chị chia sẻ khá nhiều về các chương trình tiên tiến, quốc tế cũng như các phương pháp học tập rất tiến bộ, hữu ích tại ĐH Duy Tân. Đặc biệt, mới đây nhất việc chị Thanh đã giành chức Vô địch Cuộc thi Go Green City 2017 đã giúp tôi thực sự tự tin lựa chọn theo học chương trình du học tại chỗ lấy bằng đôi ngành quản trị du lịch và khách sạn trong hợp tác của ĐH Duy Tân với ĐH Troy (Hoa Kỳ)” - Minh Tuấn chia sẻ về lý do chọn ĐH Duy Tân của mình.

ĐH Duy Tân thu hút nhiều thí sinh điểm cao
Đông đảo thí sinh đến đăng ký xét tuyển vào ĐH Duy Tân mùa tuyển sinh 2017
Sinh ra trong một gia đình kinh tế không mấy dư giả với nghề chính là trồng lúa nên mẹ Minh Tuấn đặt rất nhiều kỳ vọng ở con mình. Ngoài việc luôn ở bên cạnh khích lệ, mẹ Minh Tuấn còn muốn con tự lập chọn trường, chọn nghề để có ý thức và trách nhiệm hơn với bản thân. Khi đến với ĐH Duy Tân, Minh Tuấn rất vui vì được nhận học bổng toàn phần chương trình du học tại chỗ ngành quản trị du lịch và khách sạn lấy bằng ĐH Troy, Mỹ. Đặc biệt, Minh Tuấn sẽ còn có cơ hội cạnh tranh giành 1 trong 3 suất học bổng miễn phí học phí tại ĐH Troy ở Mỹ trong khoảng ba năm sau năm thứ nhất. Chàng trai học sinh giỏi khối C tâm sự kỳ vọng của mình là theo đuổi một ngành học luôn có triển vọng và bền vững với nội dung và phương pháp học tập chất lượng để giúp mình không chỉ khẳng định tài năng mà còn tạo dựng được sự nghiệp trong tương lai.

Minh Tuấn thổ lộ rằng câu nói nổi tiếng của tỷ phú Bill Gates “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn” đã là động lực chính đối với suy nghĩ của bản thân. Với Tuấn, ngành quản trị du lịch và khách sạn chưa bao giờ hết “hot” khi du lịch đang trở thành mũi nhọn được đầu tư của Đà Nẵng và cũng là xu hướng phát triển chung ở nhiều nơi khác tại Việt Nam.
http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/goc-hoc-tap/20170727/dh-duy-tan-thu-hut-nhieu-thi-sinh-diem-cao/1359133.html

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT    10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT  I_icon_minitime

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

10 Lý do Nên hay Không vào học Đại học FPT

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Học tập :: -‘๑’- Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved