Từ những mẫu 'Robot trẻ'
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình
Để sử dụng đầy đủ tất cả các tính năng được cung cấp bởi diễn đàn của chúng tôi, xin vui lòng nhấn "Đăng nhập" nếu bạn đã là thành viên hoặc tham gia cộng đồng của chúng tôi bằng cách nhấn "Đăng ký" nếu bạn chưa có tài khoản. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!

Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình

Đây là Diễn đàn dành cho các bạn đã và đang là HS Trường THPT Tuyên Hoá.
Để ghi lại những dấu ấn và kỷ niệm của một thời học sinh, hãy đăng ký làm thành viên để cùng giao lưu và chia sẻ!
 
Trang ChínhTừ những mẫu 'Robot trẻ' I_icon_mini_portalTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Từ những mẫu 'Robot trẻ'

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
quynhhoaqb123
Vip Cấp 1
Vip Cấp 1
quynhhoaqb123

Tên thật : Quỳnh Hoa
Giới tính : Nữ
Đang học lớp : 12A3
Tuổi : 27
Tổng số bài gửi : 1310
Cầm tinh con : Chuột(Tý)
Điểm : 3916
Birthday : 17/11/1996
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 27/10/2017
Đến từ : Quảng Bình
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : Sinh viên
Sở thích : nghe nhạc
Yahoo! : quynhhoa_qyh

Từ những mẫu 'Robot trẻ' Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ những mẫu 'Robot trẻ'   Từ những mẫu 'Robot trẻ' I_icon_minitimeWed Dec 27, 2017 5:30 pm

Từ những mẫu 'Robot trẻ'
Hồi tháng 6.2016, khi Báo Thanh Niên chuyển tải câu chuyện “Nam sinh lớp 8 “hô biến” ống nhựa thành đôi tay vẽ ước mơ”, nhân vật chính Phan Trọng Hiếu (học sinh lớp 8 ở H.Đại Lộc, Quảng Nam bị mất bàn tay do tai nạn nên dùng ống nhựa để làm tay) đã nhận được rất nhiều lời động viên từ độc giả.

Tháng 4.2017, cái tên Phan Trọng Hiếu lại được nhắc nhiều khi em được lắp cánh tay robot, món quà bất ngờ từ dự án Cánh tay robot của nhóm giảng viên Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng). Giữa hai kết quả sáng tạo ấy là một khoảng cách về công nghệ, nhưng được kết nối bằng tấm lòng.
Từ những mẫu 'Robot trẻ' Canhtayrobot2c
Phan Trọng Hiếu với "cánh tay mới"

Phan Trọng Hiếu, cùng với Trần Đăng Khoa (học sinh lớp 6, cũng ở H.Đại Lộc, Quảng Nam) là nhóm đầu tiên được tặng quà. Cánh tay robot mà dự án tặng cho Hiếu là dòng sản phẩm “đời thứ 4”, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục hoàn thiện để khoảng 4 tháng nữa cho ra đời dòng sản phẩm “đời thứ 5”, đáp ứng các yếu tố thẩm mỹ và người sử dụng cảm thấy tự tin.

Nhóm nghiên cứu do thạc sĩ Đặng Ngọc Sỹ, Phó giám đốc Trung tâm điện - điện tử (ĐH Duy Tân) dẫn đầu gồm 6 thành viên, toàn những người dưới 35 tuổi. Họ không quá xa lạ với cộng đồng tại các cuộc thi Sáng tạo robot (Robocon) VN, từng đoạt giải Robot bằng tay xuất sắc nhất và Robot tự động xuất sắc nhất năm 2013.

Với sản phẩm cánh tay robot cho người khuyết tật, Phạm Huy, học sinh lớp 11 ở Quảng Trị từng đoạt giải ba cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế do Intel tổ chức (Intel ISEF) tại Mỹ. Khởi sự nghiên cứu từ cuối năm lớp 10: cánh tay robot công nghiệp, bàn tay robot mô phỏng tay người, xe điều khiển bằng sóng bluetooth… là những “sản phẩm” khác nữa của cậu con trai người thợ sửa xe đạp.

Có gì giống nhau giữa nhóm nghiên cứu của ĐH Duy Tân, của Phạm Huy với những người như Nguyễn Hoàng Nam (ở Trà Vinh), dù chỉ học hết cấp 2 nhưng trở thành chủ nhân sản phẩm robot thông cống? Đó là khát khao sáng tạo không ngừng nghỉ và luôn hướng về cộng đồng. Như ý tưởng chế tạo “con” robot có thể làm việc thay 6 - 7 người của anh Nam vốn dĩ xuất phát từ những lần chứng kiến cảnh công nhân chui sâu trong các ống cống thông rác. Lúc đó, anh đang làm thuê ở TP.HCM.

Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 “làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học” (theo định nghĩa của Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới) đang nhắc đến nhiều tại VN, có một niềm hứng khởi lan rộng trong giới trẻ. Robot (người máy) hay cánh tay robot không có tuổi, mà chỉ “đo đếm” được thông qua hàm lượng chất xám và trí tuệ nhân tạo. “Robot trẻ” là cách gọi riêng cho những sản phẩm nghiên cứu của người trẻ, có sự hòa quyện giữa trí tuệ và cảm xúc. Xã hội, cộng đồng cần đánh thức đam mê và thổi bùng cảm xúc từ phía họ.

(Nguồn:https://thanhnien.vn/thoi-su/chao-buoi-sang/tu-nhung-mau-robot-tre-910985.html)

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

Từ những mẫu 'Robot trẻ' Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ những mẫu 'Robot trẻ'   Từ những mẫu 'Robot trẻ' I_icon_minitimeTue Feb 27, 2018 7:51 am

ĐH Duy Tân: Thành tựu năm 2017 và điểm mới trong mùa tuyển sinh năm 2018

Cùng với “Khát vọng Duy Tân - Top 300 Đại học hâu Á”, năm 2017 là năm Đại học (ĐH) Duy Tân nỗ lực không ngừng và thành quả đạt được đã xứng với những tâm huyết, những cống hiến của thầy và trò ĐH Duy Tân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải Nhất giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 cho nhóm tác giả ĐH Duy Tân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao giải Nhất giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 cho nhóm tác giả ĐH Duy Tân
Hướng đến mùa tuyển sinh năm 2018 với những khát vọng mới, ĐH Duy Tân đã đưa ra rất nhiều chính sách mới về học bổng và phương thức tuyển sinh, đồng thời, tiếp tục mở thêm nhiều ngành đào tạo mới với mong muốn bắc nhịp cầu vững chắc để các em thí sinh tự tin bước vào giảng đường ĐH.
Thành tựu nghiên cứu khoa học…
Lần đầu tiên, khối lượng công bố quốc tế trong năm của các nhà nghiên cứu ĐH Duy Tân chạm đến một cột mốc ấn tượng. Đó là 340 công bố ISI, 12 công bố Scopus, và 13 công bố quốc tế khác trong năm 2017, có nghĩa cứ trung bình mỗi một ngày trong năm, ĐH Duy Tân công bố được 1 công trình ở đẳng cấp quốc tế. Đây là một con số không dễ dàng đạt được đối với các trường đại học, cả công lập và ngoài công lập. Bởi thế mà con số này đã khẳng định sự thay đổi đáng trân trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển trường cũng như nỗ lực không ngừng của từng nhà khoa học DTU trong việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tại trường.
Các nhà khoa học của ĐH Duy Tân nhận Giải Newton Prize 2017
Các nhà khoa học của ĐH Duy Tân nhận Giải Newton Prize 2017
Từ những nỗ lực trong hoạt động nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học của ĐH Duy Tân đã được xã hội ghi nhận. Trong bảng thành tích xuất sắc của các nhà nghiên cứu có nhiều giải thưởng lớn như:
• Giải Nhất giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017 về lĩnh vực Công nghệ thông tin cho sản phẩm Ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tại ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe của nhóm tác giả Lê Nguyên Bảo, Lê Văn Chung, Trịnh Hiệp Hòa, Lê Khắc Triều Hưng, Nguyễn Lương Thọ, Nguyễn Minh Đức và Lê Hoàng Quốc Bảo;
• Dự án Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: “Xã hội kết nối” cho thành phố của tương lai của TS Dương Quang Trung (ĐH Queen’s Belfast, Vương quốc Anh) và TS. Võ Nguyên Sơn (ĐH Duy Tân) đã giành Giải Newton Prize trị giá 200.000 bảng Anh (khoảng 6 tỉ đồng) của Quỹ Newton;
• PGS-TS Nguyễn Quang Hưng cùng 2 đồng nghiệp khác được ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ gửi thư chúc mừng vì đã có công trình nghiên cứu đặc biệt về Vật lý hạt nhân được đăng tải trên tạp chí Physical Review Letters năm 2017. PGS-TS Nguyễn Quang Hưng cũng là 1 trong 9 thành viên được bầu chọn vào Hội đồng Khoa học quốc gia ngành Vật lý nhiệm kỳ 2018 - 2020.
Đào tạo nhiều ngành học “hot” và tuyển sinh các ngành học mới năm 2018
Đào tạo theo nhu cầu của xã hội đồng thời luôn tạo ra điểm nhấn với các chương trình Tiên tiến và Quốc tế, chương trình Du học, Du học tại chỗ, ĐH Duy Tân đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các em thí sinh theo học (gồm cả sinh viên nước ngoài đến từ các quốc gia khác). Năm nay, ĐH Duy Tân tiếp tục đào tạo nhiều ngành học “hot” như công nghệ thông tin, điện - điện tử đến kiến trúc và xây dựng đến kinh tế, quản trị, tài chính - ngân hàng và du lịch và cả các ngành đặc thù như: bác sĩ đa khoa, dược sĩ ĐH, điều dưỡng đa khoa hay văn - báo chí, truyền thông đa phương tiện và luật kinh tế.
Đặc biệt, trong mùa tuyển sinh 2018, ĐH Duy Tân chính thức tuyển sinh các ngành mới gồm:
• Hệ thống nhúng,
• Luật học (luật sư),
• Bác sĩ răng hàm mặt,
• Big Data & Machine Learning (Dữ liệu lớn & Máy học),
• Tiếng Trung Quốc.
Đây là những ngành học của… thời đại và tương lai khi những lĩnh vực liên quan đến các ngành học này chắc chắn sẽ cần một số lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao. Khi xã hội ngày càng phát triển khiến nhu cầu về các thiết bị thông minh như điện thoại di động, xe hơi tự hành, UAVs, robot công nghiệp… xuất hiện ngày càng nhiều trong sinh hoạt, làm việc, giải trí… thì ngành Hệ thống nhúng sẽ đạt đến vị trí… hoàng kim. Ngành Big Data & Machine Learning cũng đang trở thành một ngành thời thượng khi ngày càng có nhiều công ty nhận ra được lợi ích to lớn từ những nhân lực am hiểu việc khai thác và phân tích dữ liệu phục vụ hoạt động kinh doanh. Việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp răng miệng cũng đang được xã hội thực sự quan tâm từng ngày khi thu nhập và chất lượng đời sống xã hội ngày càng nâng cao. Và các ngành tiếng Trung và luật học đã và đang là những ngành học “hot” bởi sự biến động trong phát triển kinh tế, hợp tác quốc tế cũng như nhu cầu đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của các cá nhân, doanh nghiệp.
94% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp
Với công tác đào tạo trên dưới 20 ngàn sinh viên ở thời điểm hiện tại, mỗi năm, ĐH Duy Tân cho ra trường một lượng lớn sinh viên tốt nghiệp để phục vụ kinh tế vùng miền cũng như của cả nước. Dù vất vả nhưng chắc chắn lãnh đạo trường cùng các thầy cô trực tiếp giảng dạy đều nức lòng bởi tỉ lệ việc làm của sinh viên Duy Tân đạt tới 94% trong hai năm trở lại đây. Đây là kết quả của quá trình đào tạo với chương trình chuẩn mực, giảng viên chất lượng, sự thành công trong hợp tác với doanh nghiệp,… xuyên suốt quá trình đào tạo để cung cấp những sinh viên đạt chất lượng ở đầu ra, góp phần giúp các doanh nghiệp không phải mất thời gian và chi phí đào tạo lại.
Ngày hội Việc làm của ĐH Duy Tân diễn ra thường niên luôn thu hút hàng trăm doanh nghiệp với hàng nghìn vị trí tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp lớn như: Enclave, Công ty Work West, Tập đoàn LogiGear Hoa Kỳ, Microsoft Việt Nam, Công ty Gameloft, Công ty Code Engine Studio, Ngân hàng VPBank, Công ty TNHH Kiểm toán AVN Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), The Nam Hải Resort, Tập đoàn InterContinental, Tập đoàn Marriott International… đã đánh giá cao chất lượng sinh viên Duy Tân và luôn tìm đến trường để tuyển mộ nguồn nhân lực giỏi.
Giải thưởng sinh viên mang tầm quốc tế
Năm 2017 cũng là năm ghi nhận nhiều thành tích của sinh viên Duy Tân trên “đấu trường” quốc gia và quốc tế. Sau khi giành Cúp vô địch CDIO Academy 2013 cùng 1 giải Nhất, 1 giải Nhì trong Cuộc thi CDIO Academy 2013 được tổ chức tại Đại học Harvard và MIT, ĐH Duy Tân tiếp tục có sinh viên là thành viên trong đội Vô địch Cuộc thi CDIO Academy 2017 tại Canada. Sinh viên Duy Tân cũng đã xếp thứ Nhất trong số các đội Quốc tế tại Cuộc thi VolgaCTF về An toàn Thông tin.
Sinh viên Lê Đình Nhật Khánh (áo vàng) của ĐH Duy Tân cùng các sinh viên quốc tế giành chức Vô địch cuộc thi CDIO Academy 2017 tại Canada (ảnh trên) và sinh viên Duy Tân Vô địch Quốc gia cuộc thi “Go Green in the City” 2017 (ảnh dưới)
Sinh viên Lê Đình Nhật Khánh (áo vàng) của ĐH Duy Tân cùng các sinh viên quốc tế giành chức Vô địch cuộc thi CDIO Academy 2017 tại Canada (ảnh trên) và sinh viên Duy Tân Vô địch Quốc gia cuộc thi “Go Green in the City” 2017 (ảnh dưới)
Tại các cuộc thi khác mang tầm quốc gia, sinh viên Duy Tân đã khẳng định bản lĩnh khi luôn dẫn đầu các cuộc thi. Trong đó, sinh viên Duy Tân đã Vô địch Quốc gia cuộc thi “Go Green in the City” 2017, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Microsoft Imagine Cup 2017, đứng Nhất cuộc thi Trình diễn pháo hoa trên máy tính năm 2017, Vô địch cuộc thi An toàn thông tin khu vực miền Trung 2017,…
2.400 suất học bổng với tổng giá trị gần 15 tỉ đồng cho mùa tuyển sinh 2018
Với gần 15 tỉ đồng dành cho mùa tuyển sinh 2018, ĐH Duy Tân lần đầu tiên sẽ trao Học bổng tài năng gồm 120 suất (20 suất/ngành; 10 suất toàn phần, 10 suất bán phần cho mỗi ngành) với tổng giá trị gần 6 tỉ đồng cho tất cả các thí sinh đăng ký theo học các ngành:
• Big Data & Machine Learning
• Việt Nam học
• Ngôn ngữ Anh
• Quản trị kinh doanh
• Kế toán
• Luật kinh tế.
Bên cạnh đó, ĐH Duy Tân sẽ tiếp tục trao học bổng Du học tại chỗ lấy bằng của ĐH Troy và ĐH Keuka, Mỹ gồm 20 suất (Học bổng toàn phần/bán phần, hơn 800 triệu đồng/suất học bổng toàn phần) có tổng giá trị gần 5 tỉ đồng. Đặc biệt, các bạn thí sinh đăng ký học những chương trình này sẽ có cơ hội nhận 3 suất học bổng du học miễn phí tại ĐH Troy ở Mỹ trong 2 năm cuối sau khi hoàn thành năm thứ hai với thành tích học tập xuất sắc. Ngoài ra, còn nhiều học bổng của các đại học, các công ty Mỹ, học bổng giảm học phí, học bổng dành cho xét tuyển bằng học bạ THPT... cho sinh viên ở đủ khắp các ngành học và bậc học tại Duy Tân.

https://thanhnien.vn/giao-duc/dh-duy-tan-thanh-tuu-nam-2017-va-diem-moi-trong-mua-tuyen-sinh-nam-2018-933458.html

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
deghet
Level 19
Level 19
deghet

Tên thật : Long
Giới tính : Nam
Đang học lớp : 12
Tuổi : 26
Tổng số bài gửi : 976
Cầm tinh con : Hổ(Dần)
Điểm : 996
Birthday : 15/02/1998
Được cảm ơn(lần) : 0
Ngày tham gia : 23/03/2013
Đến từ : Bình ĐỊnh
Nghề nghiệp - Công việc hiện tại : học sinh
Sở thích : bình thường
Yahoo! : thiwm_pksc

Từ những mẫu 'Robot trẻ' Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ những mẫu 'Robot trẻ'   Từ những mẫu 'Robot trẻ' I_icon_minitimeWed Mar 28, 2018 7:34 am

Trao giải Cuộc thi CDIO Academy vùng Châu Á 2018: Công nghệ truyền thông lên ngôi
(ictdanang)- Trong 3 giải thưởng được Ban Giám khảo và Ban Tổ chức “Cuộc thi CDIO Academy 2018” (lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng - Việt Nam) xướng danh, trao thưởng, có đến 2 ý tưởng sử dụng/ứng dụng công nghệ truyền thông như một giải pháp tối ưu, giải quyết tốt các yêu cầu xử lý kỹ thuật trong chuyên môn sâu.






[​IMG]
Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân - trao giải Nhất đến Nhóm tác giả đến
từ Đại học Bách khoa Singapore.

- Ảnh trong bài: T.N.



Chiều nay (13/3/2018), Hội nghị CDIO vùng Châu Á 2018 đã chính thức bế mạc.

Trong khuôn khổ phiên làm việc cuối cùng, thu hút sự quan tâm của các đại biểu là kết quả “Cuộc thi CDIO Academy 2018”. Chủ đề của cuộc thi năm nay là “Các giải pháp sáng tạo kỹ thuật” (gần giống với chủ đề của CDIO Academy 2013 là "Ứng dụng sáng tạo về Thiết kế và Công nghệ").

Là Trưởng Ban Giám khảo của “Cuộc thi CDIO Academy 2018”, GS.TS Ron Hugo đã lần lượt xướng danh:

Giải Nhất: Ứng dụng (công nghệ/giao thức truyền thông) SIGFOX để theo dõi bệnh nhân mất trí nhớ (công nghệ LWPAN) / Dementiea Patient Tracking using sigfox (a LWPAN technology) của Đại học Bách khoa Singapore.

Sigfox là hệ thống giống như mạng di động, sử dụng công nghệ Ultra Band ( UNB) để kết nối các thiết bị từ xa. Mục tiêu của công nghệ là sử dụng trong các ứng dụng truyền thông với tốc độ thấp, khoảng cách truyền xa và mức tiêu thụ năng lượng cực thấp.

Sigfox đòi hỏi yêu cầu về antenna thấp hơn so với mạng di động GSM/CDMA.

Sigfox sử dụng các dải tần ISM được sử dụng miễn phí mà không cần phải được cấp phép để truyền dữ liệu.

Ý tưởng ra đời của Sigfox được hình thành từ nhu cầu: Đối với các ứng dụng M2M sử dụng nguồn bằng Pin và chỉ đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu thấp thì phạm vi truyền của Wifi lại quá ngắn, còn với mạng di động thì lại quá đắt đỏ và tốn năng lượng.

Với công nghệ UNB, và được thiết kế để chỉ xử lý đường truyền dữ liệu từ 10 đến 1000 bit trên giây, giúp chỉ tiêu thụ mức năng lượng 50 microwatts so với 5000 microwatts của việc dùng mạng điện thoại di động. Hay đơn giản, với một cục pin 2,5Ah thì với công nghệ Sigfox cho phép bạn dùng tới 25 năm thay vì 0,2 năm nếu dùng truyền thông qua mạng điện thoại di động.


Giải Nhì: Sử dụng công nghệ truyền thông theo dõi đường dây công suất cực thấp/Wearable tracker using Ultra Low Power communication technologies của Đại học Công nghệ thông tin (Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh).

Và giải Ba: Sử dụng khung (mang tính gợi ý một mô hình chuẩn) về “Hình thành ý tưởng- Thiết kế- Thực hiện - Vận hành” (CDIO) dành cho Kỹ sư cơ khí khi thực hiện một dự án CAPSTONE/Utilisation of The Conceive – Design – Implement - Operate Framework in a Mechanical Engineering Capstone Projet của Đại học Taylor, Malaysia

Cuộc thi CDIO Academy theo định kỳ được tổ chức hàng năm, nhằm đánh giá hiệu quả áp dụng CDIO trong quá trình đào tạo công nghệ - kỹ thuật của các trường tham gia Hiệp hội CDIO.

Cuộc thi cũng nhằm minh chứng, khẳng định vai trò và sức mạnh của mô hình CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate) trong công cuộc cách mạng hóa giáo dục công nghệ và kỹ thuật toàn cầu.

Bên cạnh việc chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn và thành quả nghiên cứu giữa lãnh đạo các trường (tại Hội nghị CDIO thường niên cấp vùng, cấp toàn cầu); “Cuộc thi CDIO Academy” đã mở ra cơ hội cho sinh viên các trường thành viên chứng tỏ khả năng thiết kế và sáng tạo của mình.

[​IMG]





GS.TS Ron Hugo - Đại học Calgary (Canada), ông là Trưởng ban Giám khảo của cuộc thi lần này - trao Giải Nhì cho Nhóm tác giả Đại học Công nghệ thông tin (Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh).

Năm 2017, chủ đề của cuộc thi hướng đến “Tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, bền vững đối với ngành tự động hóa, dự đoán và đưa ra các giải pháp để xử lý những vấn đề đặt ra khi có sự cố”. CDIO Academy 2017 được tổ chức tại Đại học Calgary, Canada (từ ngày 18 – 21/6/2017).

Kết quả chung cuộc, dự án “Unified sensor system” về Hệ thống cảm biến trên xe tự lái có thể điều tiết giao thông suốt và giúp cho các phương tiện có thể liên lạc được với nhau một cách thuận tiện nhất, giảm thiểu được tai nạn, tiết kiệm chi phí và hỗ trợ cho người tham gia giao thông... của nhóm sinh viên đa quốc gia, trong đó có em Lê Đình Nhật Khánh (sinh viên chuyên ngành Công nghệ phần mềm chuẩn CMU, Khoa Đào tạo quốc tế, Đại học Duy Tân) đã xuất sắc giành Winner Cup của cuộc thi.

Với các kỹ năng, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mình đang theo học, chỉ trong một ngày, Lê Đình Nhật Khánh đã góp phần xây dựng thành công phiên bản phần mềm demo ứng dụng hợp nhất toàn bộ các chi tiết cho dự án của nhóm. Chính sự thành công trong việc xây dựng prototype của sinh viên Lê Đình Nhật Khánh đã giúp cả nhóm giành Winner Cup – giải cao nhất của cuộc thi.

Cũng tại CDIO Academy 2017, một đại diện khác của Đoàn Việt Nam, bạn Nguyễn Thị Ngọc Ánh sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng, tham gia Nhóm The Bears Autonomous Vehicles, và giành Huy chương Bạc.

Được biết đoàn Việt Nam có mặt tại “Cuộc thi CDIO Academy 2017” gồm 5 sinh viên. Trong đó, Đại học Duy Tân có 4 sinh viên là Lê Đình Nhật Khánh, Trần Hoàng Phước Nguyên (K20CMUTPM), Nguyễn Hồng Tiểu Minh (K22UIUQTH), Lê Nhật Hưng (K21UIUTPM) và Nguyễn Thị Ngọc Ánh-sinh viên ĐH Ngoại Ngữ, ĐH Đà Nẵng.

Sau khi đến Canada, theo yêu cầu của Ban Tổ chức, sinh viên mỗi đoàn đều phải tách ra để lập nhóm mới với các thành viên đến từ các nước khác nhau và tham gia dự thi.

[​IMG]





Nhóm tác giả của Đại học Taylor, Malaysia đón nhận giải Ba.

Năm 2016, cuộc thi CDIO Academy có chủ đề (khá dài, nhưng rất hấp dẫn): Làm thế nào để thu hút khách du lịch và tạo ra trải nghiệm “hạnh phúc” cho họ khi đi du lịch tàu biển dài ngày - “Cruise Ship”.

Chủ đề của cuộc thi hướng đến việc tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, bền vững đối với ngành công nghiệp đóng tàu biển du lịch, dự đoán và đáp ứng các nhu cầu của hành khách đối với loại hình du lịch đặc thù này dự trù ở tương lai, vào năm 2025.

Có một chút nuối tiếc cho giải thưởng Cuộc thi CDIO Academy 2018 đối với các Đại học Việt Nam là thành viên Hiệp hội CDIO, đó là, chưa tận dụng được hết lợi thế “chơi ngay trên sân nhà”.

Tuy nhiên, điều cần khẳng định là các đội tuyển thành viên Hiệp hội CDIO của nước chủ nhà đã học hỏi được rất nhiều từ các đội bạn. Vai trò của nuôi dưỡng, kích thích sáng tạo để hình thành ý tưởng, đến khai sinh ý tưởng thành đề tài, công trình và bắt tay vào thực hiện.

Giai đoạn vô cùng quan trọng là hoàn thiện ở mức cao giải pháp đó hay đề tài, công trình và chuẩn bị cho khâu báo cáo, thuyết minh cũng như đáp ứng tốt phần hỏi-đáp từ Ban Giám khảo.

Những ai có mặt sáng nay (13/3) tại Đại học Duy Tân có thể cảm nhận được sự chín chắn, chững chạc và rất nghiêm túc của sinh viên các trường Đại học (Châu Á) là thành viên Hiệp hội CDIO.

Vai trò dẫn dắt của Thầy Cô (Giảng viên hướng dẫn), sự hỗ trợ, bảo trợ của Nhà trường suốt quá trình triển khai ý tưởng là vô cùng quan trọng. Nhưng vai trò chính, trách nhiệm chính vẫn là các tác giả thực thụ của giải pháp, đề tài, công trình ấy.

Không bội thu giải thưởng, nhưng những bài học ấy với giáo dục đại học Việt Nam – tuy không mới – nhưng vẫn quý, thậm chí quý hơn cả giải thưởng. Đó lại là tiền đề, để năm sau, đem chuông đi đánh xứ người, giải thưởng CDIO Academy 2019, khi xướng lên, có tên đại diện Đại học Việt Nam.

http://ictdanang.vn/chi-tiet?articleId=35078

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Từ những mẫu 'Robot trẻ' Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Từ những mẫu 'Robot trẻ'   Từ những mẫu 'Robot trẻ' I_icon_minitime

Facebook comments



Về Đầu Trang Go down
 

Từ những mẫu 'Robot trẻ'

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Những bài văn bất hủ của học trò
» Những câu nói bất hủ của thế hệ trẻ 8x 9x
» Có những lúc...!
» Những áng văn... "mất ngủ"
» dành cho những b sắp thi nì
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chọn kiểu gõ : Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Học sinh trường THPT Tuyên Hoá - Huyện Tuyên Hoá - Tỉnh Quảng Bình :: Học tập :: -‘๑’- Kinh nghiệm học tập -‘๑’--
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất
Copyright © THPT Tuyên Hóa --- All right reserved